MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vận động khi mang thai giúp tăng sức khỏe mẹ bầu và hỗ trợ trong quá trình sinh sản. Ảnh: Pregnancy Birth Baby

Tập thể dục khi mang thai cần lưu ý điều gì?

Như Ý (Theo Pregnancy Birth Baby) LDO | 23/05/2022 17:49

Hoạt động thể chất thường xuyên khi mang thai không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn hỗ trợ cơ thể trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, bạn cần có một lộ trình tập phù hợp khi mang thai, tránh ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và bé. 

Cường độ tập thể dục khi mang thai

Khi mang thai, bạn nên cố gắng vận động mỗi ngày. Bạn cần phải xác định lộ trình tập thể dục từ nhẹ nhàng đến nâng cao, hãy giữ cho cơ thể bạn được thoải mái nhất có thể. 

Đối với các bài tập thể dục từ mức độ thấp đến trung bình, hãy đặt mục tiêu từ 30 đến 60 phút hầu hết các ngày.

Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi vận động với các bài thể dục nâng cao hơn, hãy đặt mục tiêu từ 15 đến 30 phút hầu hết các ngày. 

Bạn có thể chia nhỏ thời gian tập trong ngày, không nhất thiết phải tập một lần. Đừng cố gắng vắt kiệt sức của bản thân, hãy luôn giữ tinh thần và cơ thể được thoải mái, nhẹ nhàng. 

Nếu trước khi mang thai, bạn chưa từng tập thể dục thì cần phải lưu ý khá nhiều. Bạn cần phải xây dựng cơ thể mình quen dần với việc tập luyện. Bạn có thể bắt đầu tập 15 phút một ngày, 3 lần một tuần và tăng dần lên.

Nên tập các bài tập nào?

Sự kết hợp của các bài tập thể dục nhịp điệu và tăng cường sức mạnh rất có lợi cho mẹ bầu. Chúng không chỉ giúp các khớp khỏe hơn mà còn cải thiện tuần hoàn, giảm đau lưng.

Các hoạt động thể dục như: đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc tham gia các lớp thể dục sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch và tránh tăng cân quá mức.

Các bài tập tăng cường sức mạnh như: yoga, rèn luyện sức bền, có thể giúp giảm đau lưng và vùng xương chậu và giúp cơ thể bạn sẵn sàng cho việc sinh nở cũng như phục hồi sức khỏe sau này.

Các bài tập nào nên tránh?

Hầu hết các bài tập thể dục đều tốt trong quá trình mang thai, nhưng có một số điều bạn nên tránh:

- Nằm ngửa: đặc biệt là sau 28 tuần, vì sức nặng của thai nhi đè lên các mạch máu lớn, có thể khiến bạn cảm thấy ngất xỉu, giảm lưu lượng máu đến thai nhi.

- Các môn thể thao có nguy cơ bị va chạm.

- Tránh các bài tập thể dục có tác động mạnh lặp đi lặp lại hoặc tập thể dục với nhiều động tác vặn và xoay người, bước cao hoặc dừng đột ngột sẽ gây khó chịu cho khớp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn