MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Trầm cảm sau sinh gây ra nhiều nỗi đau và hệ lụy. Ảnh: Shutterstock.

Tranh cãi quanh vụ mẹ ôm 2 con tự tử: Đáng thương hay đáng giận?

Huyền Chi LDO | 13/05/2022 09:17

Câu chuyện thương tâm của người mẹ ôm con tự tử khiến cộng đồng mạng tranh luận với nhiều chiều ý kiến.

Mới đây, tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể của chị V.T.H.T - giáo viên mầm non và 2 con nhỏ trên sông Thái Bình.

Được biết, chị T (sinh năm 1991) và 2 con (một cháu 9 tháng tuổi và một cháu 2 tuổi) đi khỏi nhà ngày 8.5. Sau đó, người thân, đồng nghiệp của chị T nhận được nhiều tin nhắn với nội dung khá tiêu cực từ chị nên vội vã đi tìm.

Theo phỏng đoán ban đầu, nguyên nhân vụ việc có thể một phần xuất phát từ mâu thuẫn vợ chồng.

Sông Thái Bình - nơi tìm thấy thi thể của 3 nạn nhân xấu số.

Vụ việc đau lòng khiến dư luận bàng hoàng và xót xa. Trên các trang mạng xã hội, cư dân mạng đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về lựa chọn cực đoan của người mẹ.

Một số người trách cứ người mẹ nhẫn tâm, cướp đoạt mạng sống của con trong giây phút bế tắc cùng cực. Họ nhận định hành động của bà mẹ 2 con là ích kỉ, dại dột, không nghĩ đến tương lai của các con.

Tuy nhiên, không ít khán giả lại bày tỏ sự thông cảm, xót thương cho số phận bất hạnh của người phụ nữ xấu số. Có ý kiến cho rằng người mẹ đã tuyệt vọng, kiệt sức, không còn ai để bấu víu. 

Cảm xúc tiêu cực dồn nén, tâm lí bất ổn và những mâu thuẫn chồng chất đã đẩy người mẹ đáng thương đến giới hạn chịu đựng để rồi mang theo 2 đứa con rời khỏi cuộc sống khổ đau.

Trầm cảm, rối loạn cảm xúc sau sinh là triệu chứng thường gặp nhưng chưa được quan tâm, nhìn nhận đúng đắn. Ảnh: Shutterstock.

Xét theo góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Thị Thu - Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, ôm con tự tử là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu cấu thành tội cố ý giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015.

Trong trường hợp này, người mẹ (hoặc cha) đứa trẻ đã vi phạm vào quyền sống, quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng con người được ghi nhận tại Điều 19 của Hiến pháp 2013.

2 rối loạn trầm cảm thường gặp ở sản phụ là “baby blues” và trầm cảm sau sinh. Trong đó, "baby blues" là một rối loạn khí sắc nhẹ, triệu chứng là khóc lóc, ủ rũ, thay đổi tâm lý.

Theo thống kê, 80% mẹ bỉm gặp tình trạng "baby blues", 10-20% phụ nữ chuyển nặng thành trầm cảm sau sinh và 41,2% người bệnh trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hoặc cố tự sát. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn