MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

“Vệ sinh tâm lý” để bảo vệ hạnh phúc gia đình

Kiều Vũ LDO | 23/10/2021 20:00

Hàng ngày, chúng ta thường dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ trong nhà cửa. Nhưng theo chuyên gia tâm lý, rất nhiều người chỉ nhớ đến dọn dẹp căn nhà một cách sạch sẽ nhưng quên mất việc “vệ sinh tâm lý”. Trong khi đó “vệ sinh tâm lý” là một yếu tố rất quan trọng trong gìn giữ sự đầm ấm của gia đình.

Theo các nhà nghiên cứu, "vệ sinh tâm lý" là hệ thống các biện pháp nhằm củng cố và tăng cường trước hết là sức khỏe tâm lý, sau đó là sức khỏe thể chất của con người.

Vệ sinh tâm lý nhằm tạo điều kiện cho con người phát triển nhân cách khỏe mạnh, hài hòa; phát triển khả năng lao động, ngăn ngừa sự mệt mỏi quá sức và các tác động của stress; giáo dục mối quan hệ phù hợp giữa ý chí và tình cảm; hướng dẫn những thói quen có ích, ngăn ngừa những thói quen xấu.

Khi trao đổi về làm thế nào để thích ứng được với cuộc sống bình thường mới sau thời gian dài giãn cách vì dịch bệnh, dưới góc độ tâm lý, PGS.TS Phạm Mạnh Hà – Khoa Quản lý giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội khuyên mỗi người cần thực hiện “vệ sinh tâm lý”.

Phân tích về vấn đề này, PGS.TS Phạm Mạnh Hà chia sẻ, trong trạng thái bình thường mới sau thời gian dịch bệnh, cần tổ chức lại các hoạt động, kể cả trong cuộc sống cá nhân và trong trong công việc trên tinh thần tư duy tích cực, hiểu bản chất, có giải pháp. Một điểm rất quan trọng là sắp xếp lại công việc gia đình. Một ngày, mỗi người đều tiếp nhận rất nhiều thông tin cả tích cực và tiêu cực như hạn nộp báo cáo, thông tin trong công việc, những thông tin xã hội… Những điều này làm đầu óc con người căng thẳng.

Nếu vợ hoặc chồng mang sự căng thẳng này về nhà sẽ khiến cuộc sống mệt mỏi, phức tạp hơn. Do đó, PGS.TS Phạm Mạnh Hà khuyên khi về đến nhà hãy vứt bỏ mọi thứ công việc ở ngoài để dành những giây phút vui vẻ nhất cho gia đình. Đó là cách tốt nhất dọn bớt đi những ưu phiền của cuộc sống, cách “vệ sinh tâm lý” hiệu quả nhất.

Còn một việc tưởng như ai cũng thấy nhưng lại có không ít người vẫn không thực hiện được. Đó là khi về đến nhà, nhất là lúc ngồi vào mâm cơm thì không cầm đến điện thoại di động để dành trọn vẹn thời gian cho nhau.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn