MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Blackpink, BTS là những nhóm nhạc kiếm tiền giỏi nhất Kpop hiện nay. Ảnh: YG.

Blackpink, BTS và ngành công nghiệp Kpop “làm kinh tế”, kiếm tỉ USD từ đâu?

THU HƯƠNG LDO | 06/09/2022 14:35

Ngành công nghiệp Kpop ngày càng phát triển và đóng góp lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc. Người hâm mộ toàn cầu không ngần ngại bỏ ra hàng chục triệu đồng mỗi năm để mua album, mua vé concert của các nhóm nhạc đình đám như SNSD, Big Bang, EXO, BTS, Blackpink...

Từ những năm 1990, làn sóng Hallyu (văn hóa đại chúng Hàn Quốc) bắt đầu nở rộ với sự phủ sóng của phim truyền hình (K-drama) và âm nhạc Hàn Quốc (Kpop). 

Quá trình “xuất khẩu văn hóa” của xứ kim chi cũng thuận lợi hơn nhờ truyền thông, mạng xã hội. Đến hiện tại, Kpop đã trở thành một ngành công nghiệp vững mạnh, có vai trò quan trọng hàng đầu đối với nền kinh tế đất nước.

Cách “làm kinh tế” của Kpop thu về nguồn lợi nhuận “khủng” mỗi năm. Vậy các nghệ sĩ/ nhóm nhạc Kpop kiếm tiền từ đâu?

Doanh số bán album vật lý liên tục tăng

Doanh thu từ việc bán album vật lý (đĩa CD) là một trong những nguồn thu lớn nhất của Kpop.

Theo Circle Chart, số lượng tiêu thụ album vật lý Kpop đang tăng mạnh. Gần 35 triệu bản album đã được bán ra trong nửa đầu 2022, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trên thực tế, doanh số tiêu thụ album Kpop đã liên tục tăng theo cấp số nhân kể từ năm 2016, bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến ngành công nghiệp âm nhạc. 

Những năm 2010, Hàn Quốc rơi vào bế tắc vì lượng bán ra của đĩa CD giảm mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Lúc này, các công ty giải trí bắt đầu sử dụng nhiều “chiêu trò” nhằm lôi kéo người hâm mộ mua đĩa nhạc.

Họ đầu tư hơn vào hình thức album, từ thiết kế bắt mắt đến những phụ kiện, vật phẩm đi kèm. 

SNSD mở đầu trào lưu thẻ bo góc trong album Kpop.

Fan Kpop đổ xô đi mua đĩa CD bởi sức hấp dẫn khó cưỡng của những chiếc thẻ bo góc có hình ảnh thần tượng mình yêu thích, còn đĩa nhạc chỉ được mang về trưng bày.

Việc sưu tập thẻ bo góc của idol rất phổ biến trong cộng đồng người hâm mộ Kpop, có những “fan cứng” bỏ ra số tiền khổng lồ để sưu tập đủ hình ảnh tất cả thành viên một nhóm nhạc, trong khi thẻ bo góc được sắp xếp ngẫu nhiên trong các album.

Các công ty giải trí còn sản xuất nhiều phiên bản album khác nhau của từng thành viên, đa dạng hóa về hình thức để người hâm mộ lựa chọn.

Fan Kpop săn lùng thẻ bo góc đến mức họ tìm mọi cách trao đổi với nhau để có được chiếc thẻ như ý muốn. 1 thẻ bo góc có thể được giao dịch với giá vài triệu đồng, thậm chí thẻ bo góc của thành viên hot trong nhóm được mua lại với giá đắt hơn cả album.

 BTS dẫn đầu về doanh số bán album.

Người hâm mộ hiện nay ngày càng “chịu chi” cho thần tượng. Hồi tháng 5, China Baidu VBar - fanclub của V (BTS) tại Trung Quốc - trong vòng 1 tuần đã bỏ ra hơn 1,6 triệu USD, mua 71.724 đĩa CD ủng hộ album “Proof” của BTS.

BTS đã tiêu thụ hơn 4,26 triệu bản album nửa đầu năm 2022, trong đó "Proof" chiếm 2,59 triệu bản. BTS dường như không có đối thủ ở Hàn Quốc về doanh số album vật lý.

Các concert mở rộng quy mô

Các buổi hòa nhạc (concert) cũng mang lại lợi nhuận lớn cho Kpop, đặc biệt trong thời kỳ các nhóm nhạc Hàn Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế với hàng loạt chuyến lưu diễn toàn cầu.

Trung bình, mỗi buổi biểu diễn có sức chứa trên dưới 10.000 khán giả, những concert lớn, dài ngày có để đón 40.000-70.000 người tham gia. Tùy vào địa điểm tổ chức và danh tiếng của thần tượng, giá vé giao động từ 2 triệu đồng trở lên.

Viện Văn hóa và du lịch Hàn Quốc ước tính, nhóm nhạc đình đám BTS có thể thu về lợi nhuận từ 667,9 tỉ won đến 1,22 nghìn tỉ won với mỗi buổi hòa nhạc được tổ chức sau đại dịch.

 Concert của BTS ở Las Vegas hồi tháng 4 "cháy vé" tất cả các đêm.

Thời gian vừa qua, giá vé concert “Born Pink world tour” đánh dấu sự trở lại của Blackpink sau 2 năm cũng được bàn luận.

Theo cư dân mạng, concert của Blackpink ở Seoul (diễn ra giữa tháng 10.2022) có mức giá khá đắt. Với gói tiêu chuẩn thấp nhất là 154.000 won (khoảng 2,6 triệu đồng), gói Blink Plus giá 176.000 won (3,1 triệu đồng) và gói Platinum Pink bao gồm hàng hóa độc quyền có giá 264.000 won (4,6 triệu đồng). 

Trước đó, giá vé tour diễn toàn cầu đầu tiên của Blackpink năm 2018 chỉ ở mức 110.000 won (1,8 triệu đồng) cho tất cả các chỗ ngồi.

Hợp đồng thời trang, quảng cáo

Không chỉ phát triển nhóm nhạc, Kpop đang đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cá nhân cho các thành viên. Điển hình là chiến lược của những nhóm nhạc trực thuộc YG Entertainment như Big Bang, EXO, Blackpink.

4 cô gái Blackpink đều được chọn làm đại sứ toàn cầu cho loạt thương hiệu thời trang, trang sức xa xỉ bậc nhất thế giới, cũng như trở thành người mẫu quen mặt của các nhãn hàng phổ biến trong nước. 

 Blackpink làm đại sứ cho nhiều thương hiệu xa xỉ.

Theo Vogue Business, từ tháng 1.2020 đến tháng 5.2021, Lisa mang lại 80,9 triệu USD giá trị truyền thông cho Celine, thương hiệu cô là đại sứ, thông qua những bài đăng trên Instagram.

Một nhãn hiệu của Hàn Quốc từng tiết lộ, chi phí thuê Jennie làm người mẫu quảng cáo ít nhất là 700 triệu won/ 1 hợp đồng, cao nhất có thể đạt đến 1 tỉ won.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn