MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Gen 4 Kpop có nhiều sự thay đổi so với thế hệ trước. Ảnh: Naver

Những xu hướng Kpop đang dần thay đổi từ NewJeans, LE SSERAFIM và Gen4 Kpop

DƯƠNG HƯƠNG LDO | 13/03/2024 09:14

Ngành công nghiệp Kpop, được biết đến với sự phát triển nhanh chóng, đang trải qua những thay đổi đáng kể. Đặc biệt là ở thế hệ thứ 4 với những cái tên nổi bật như NewJeans, LE SSERAFIM, IVE, RIIZE… một số xu hướng của Kpop đã dần trở nên mờ nhạt.

Đặt vai trò, vị trí các thành viên trong nhóm

Ở thế hệ thứ 2, thứ 3 của Kpop, hầu hết các nhóm nhạc đều có sự phân chia rõ ràng vai trò của thành viên, đặc biệt là chức danh “trưởng nhóm", “giọng ca chính", “rapper chính" thậm chí cả “visual" (gương mặt đại diện) và “center" (gương mặt trung tâm) cho nhóm.

Big Bang có trưởng nhóm G-Dragon, giọng ca chính Taeyang; SNSD có trưởng nhóm và giọng ca chính Taeyeon, gương mặt center (trung tâm) YoonA; Blackpink có giọng ca chính Rosé, rapper chính Jennie và visual Jisoo…

Tuy nhiên, xu hướng này ngày càng trở nên ít phổ biến, khi các nhóm nhạc hiện nay có xu hướng tự giới thiệu tên mình, nhấn mạnh đến sự thống nhất, hòa hợp hơn là nêu bật vai trò cá nhân.

Sự thay đổi này thể hiện tính linh hoạt trong các nhóm, cho phép các thành viên có thể thử sức với nhiều vai trò khác nhau. NewJeans, LE SSERAFIM, RIIZE là những nhóm nhạc đang hoạt động theo xu hướng mới này.

NewJeans không có trưởng nhóm và không phân chia vai trò rõ ràng cho từng thành viên. Ảnh: HYBE

Đoạn chuyển tiếp trong bài hát

Gần đây, khán giả nhận thấy nhiều ca khúc Kpop đã lược bỏ phần bridge (đoạn chuyển tiếp thường được đặt trước điệp khúc, hoặc cuối bài hát). Trước đó, những đoạn bridge đóng vai trò là khoảnh khắc quan trọng trong bài hát, mang đến sự cao trào và gây ấn tượng cho người nghe.

“Tempo” của EXO, “Simon Says" của NCT 127, “Kill this love" và “Playing With Fire” của Blackpink, “On” của BTS, "Don't Wanna Cry" của Seventeen… đều là những ca khúc Kpop có phần bridge và được khán giả yêu thích.

Nhưng ở các nhóm nhạc Kpop Gen 4 như NewJeans, IVE, Fifty Fifty, nhiều các khúc của họ thiếu vắng những đoạn bridge tạo cao trào. Điều này là do xu hướng âm nhạc của những nhóm này thiên về sự dễ nghe, nhẹ nhàng hơn.

Gen 2, gen 3 Kpop nổi tiếng với những ca khúc có đoạn bridge ấn tượng. Ảnh: Naver

Thời lượng bài hát dài hơn 3 phút

Một xu hướng đáng ngạc nhiên khác của Kpop là việc rút ngắn thời lượng bài hát. Trước đây, hầu hết các ca khúc Kpop đều kéo dài trên 3 phút. Song, hiện nay có những khúc chỉ dài khoảng 2 phút, thậm chí như “Get up" của NewJeans chỉ có thời lượng 36 giây.

Thời lượng ca khúc Kpop ngày càng ngắn có thể phản ánh những thay đổi trong thói quen nghe nhạc của công chúng, hoặc đó là công cuộc “chạy đua" của các nhà sản xuất đối với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng kỹ thuật số và ưng dụng video, điển hình như Tiktok.

Thời lượng các ca khúc gần đây của LE SSERAFIM như “EASY“, “Smart“, “Perfect Night” đều có thời lượng dưới 3 phút. Ảnh: HYBE

Khả năng hát live

Trình diễn trên sân khấu và hát live là yếu tố khác biệt, tạo nên màu sắc riêng của Kpop. Các nhóm nhạc như SNSD, Big Bang, 2NE1, Blackpink, BTS đều là những cái tên được yêu thích bởi khả năng trình diễn và hát live ấn tượng.

Nhưng đến thế hệ thứ 4, khán giả phàn nàn về việc các thần tượng ngày càng lười hát live. Họ thường xuyên bật nhạc nền để hát đè, thậm chí hát nhép trong các chương trình, sự kiện âm nhạc, lễ trao giải.

Thời gian gần đây, nhóm LE SSERAFIM gây ra những cuộc tranh cãi vì khả năng live yếu kém khi giành chiến thắng trên các chương trình âm nhạc hàng tuần.

Điều này khiến công chúng cho rằng, ở Gen 4 Kpop, yếu tố tài năng trong giọng hát đã dần trở nên mờ nhạt, thay vào đó các công ty chú ý nhiều hơn đến nhan sắc của idol.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn