MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Về nhà đi con: NSƯT Trung Anh nói gì về nhân vật ông Sơn?

L.C - TAN LDO | 17/05/2019 19:00

Sau vai diễn Lương Bổng "Người phán xử", NSƯT Trung Anh đã tiếp tục gây ấn tượng với vai diễn ông Sơn trong bộ phim "Về nhà đi con". Với NSƯT Trung Anh, ông Sơn là một vai diễn dễ tuy nhiên chính điều này cũng khiến ông lo lắng. 

Sau "Người phán xử" chắc hẳn có nhiều đạo diễn gửi lời mời đến ông. "Về nhà đi con" có gì đặc biệt để khiến ông nhận lời làm kịch bản này?

- Với một kịch bản tốt như "Về nhà đi con" thì không có lí gì tôi lại không nhận lời. Khi đọc kịch bản tôi thấy rất xúc động, không riêng gì tôi mà Thu Quỳnh, Bảo Thanh cũng khóc vì các bạn viết tốt, đẩy hoàn cảnh, số phận các nhân vật thật sự éo le giúp diễn viên có được cảm xúc tốt.

Điều đó giúp diễn viên diễn thoải mái với cảm xúc thật, đặc biệt với nam giới. Nhân vật giả tạo, bảo tôi khóc tôi cũng không khóc được, còn chỗ nào viết thật sự tốt có thể khóc không kìm được.

Trong "Về nhà đi con", thậm chí tôi còn phải tiết chế bớt đi những cảnh bi vì ban đầu tính cách ông Sơn hơi uỷ mị quá. Những hành động như ngồi viết nhật kí, nhìn ảnh vợ khóc…  không phù hợp với một người đàn ông mạnh mẽ để nuôi 3 đứa con gái. Tôi đã đề nghi đạo diễn tiết chế đi nhiều, có thể bên ngoài ông Sơn uỷ mị nhưng tiềm ẩn con người cứng rắn  mới nuôi đc 3 cô con gái với 3 tính cách khác nhau như vậy. 

Việc hoá thân vào một ông bố một mình nuôi ba đứa con gái có khó với ông?

- Tôi cũng có 1 người con gái, năm nay 16 tuổi, thấy một đứa đã mệt rồi chứ đừng nói là 3. Nhưng qua đó cũng có kinh nghiệm nuôi dạy con gái là như thế nào. Kịch bản "Về nhà đi con" viết tốt ở chỗ là thể hiện được cá tính của từng cô một. Mỗi cô một cuộc sống, số phận khác nhau và đều có bi kịch riêng. Còn về tuyến nhân vật ông Sơn lại khá đơn điệu, một chiều nhưng lại là nhân vật kết nốt các nhân vật khác lại.

Khi nhận vai diễn tôi khá lo vì nhân vật này sẽ một màu từ đầu đến cuối, cứ khóc lóc thở than nên mình phải cố gắng để tạo ra sự khác biệt. Cá nhân tôi thấy đây là vai diễn nhưng đó lại là sự đánh lừa với diễn viên vì dễ quá hoá thành nhạt, nên tôi cũng thấy lo. Dù sao đây cũng là vai diễn dài hơi, mặc dù uỷ mị nhưng tôi không sa đà vào việc lấy nước mắt khán giả. Tôi cũng không thích kịch bản bị rơi vào trạng thái "câu" nước mắt. 

So với vai Lương Bổng, ông thích vai diễn nào hơn? 

- Thật ra, Lương Bổng là vai mình ít được thể hiện, ngay khi cầm kịch bản tôi đã thích nhân vật đó bởi nó hoàn toàn trái ngược so với những vai diễn trước đó. Còn với ông Sơn "Về nhà đi con" tôi cũng yêu, mặc dù trước đây đã diễn rất nhiều nhưng mỗi nhân vật đều có số phận khác nhau nên mình phải làm cho nó khác đi. Thật ra trong nhân vật, Lương Bổng có nhiều thứ giống tôi ngoài đời hơn, tôi gửi gắm bản thân vào đó nhiều hơn.

Có vẻ như các đạo diễn thích mời ông vào những vai diễn khắc khổ?

- Có lẽ cứ đến dạng nhân vật như thế, chỉ có một số ít diễn viên nhìn ngoại hình là thấy khắc khổ, từ nét mặt, nếp nhăn, khi lên hình sự khắc khổ đó lại càng được nhân lên. Đó là về khách quan, còn về chủ quan, chính gương mặt tôi nhìn cũng khắc khổ. Lắm lúc có nhân vật tôi cũng không phải diễn vì  nhìn đã đủ khổ rồi. 

Sau "Người phán xử", loạt diễn viên đắt show quảng cáo nhưng ông có vẻ "im ắng" hơn. Ông có thấy chạnh lòng không? 

- Có gì mà chạnh lòng đâu, đó là lộc của mỗi người. Làm kinh tế cũng quan trọng chứ. Việc các diễn viên đi làm phim cũng tức là đi làm kinh tế. Mình yêu nghề cố gắng làm tốt thì mới hi vọng có được những sản phẩm tiếp theo.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn