MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh trong phim "Về nhà đi con". Ảnh: ST

"Về nhà đi con" và những bộ phim về gia đình Việt gây sốt màn ảnh Việt

Hải Minh (T/H) LDO | 11/06/2019 17:00
Không chỉ riêng "Về nhà đi con" khiến khán giả rơi nước mắt, "Gạo nếp gạo tẻ" hay "Cả một đời ân oán" là những bộ phim có chủ đề gia đình cũng từng gây sốt màn ảnh Việt một thời.

"Về nhà đi con" đang tạo nên một “cơn sốt” trên khắp các trang truyền thông và mạng xã hội. Từng tình tiết của phim được cộng đồng mạng bàn tán rôm rả, từng lời thoại, phong cách của diễn viên hay những câu chuyện bên lề đều được truyền thông khai thác tối đa.

Cùng với "Về nhà đi con", "Nàng dâu oder" hay trước đó là các bộ phim như "Gạo nếp gạo tẻ", "Sống chung với mẹ chồng", "Cả một đời ân oán"… cũng tạo được tiếng vang khi phát sóng. Các bộ phim mang điểm chung là đều khai thác đề tài gia đình, với những mâu thuẫn, xung đột để từ đó đề cao giá trị gia đình.

Bốn bố con trong “Về nhà đi con“. Ảnh: ST

"Gạo nếp gạo tẻ" là bộ phim tốn giấy mực báo chí trong suốt thời gian phát sóng. Vẫn khai thác một đề tài quen thuộc với khán giả Việt – những câu chuyện xoay quanh cuộc sống gia đình, nhưng “Gạo nếp gạo tẻ” vẫn thừa sức nổi bật giữa một loạt tác phẩm cùng thể loại bởi màu sắc khác biệt và sự độc đáo trong cách truyền tải nội dung.

Ba chị em trong “Gạo nếp gạo tẻ“. Ảnh: ST

Những rắc rối, mâu thuẫn trong phim xuất phát từ chính sự thiên vị, phân biệt đối xử của người mẹ đối với các con của mình. Tình cảm chị em bị rạn nứt, khoảng cách gia đình ngày càng nới rộng ra khi một cô luôn được mẹ yêu thương, bao bọc còn một bên chỉ nhận lại sự xem thường của mẹ.

"Cả một đời ân oán" là một bộ phim truyền hình dài tập được sản xuất bởi Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam năm 2017 - 2018. Bộ phim được mua kịch bản chuyển thể từ bộ phim nổi tiếng của Đài Loan – "Cô dâu bạc triệu".

Hình ảnh trong “Cả một đời ân oán“. Ảnh: ST

Thuộc thể loại phim tâm lý xã hội về đề tài gia đình, bộ phim "Cả một đời ân oán" xoay quanh câu chuyện về gia đình họ Vũ với những mối quan hệ phức tạp giữa vợ - chồng, anh – em, dâu – rể, con – cháu.

Nội dung phim xoay quanh một gia đình giàu có, nhiều quyền thế, những con người hiện đại, có học thức, nhưng đầy tham vọng, họ toan tính, sẵn sàng dùng thủ đoạn với các thành viên trong gia đình.

Đẩy cao mâu thuẫn giữa nhân vật, bộ phim vẫn làm nổi bật lên giá trị của tình thân, tình cảm vợ chồng cũng như lòng nhân ái. Do vậy, bộ phim không chỉ trở thành bộ phim đã chiếm được nhiều tình cảm của khán giả.

Xoáy sâu vào đề tài cũ nhưng chưa bao giờ hết nóng hổi trong xã hội Việt, “Sống chung với mẹ chồng” nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của khán giả khi lên sóng. "Sống chung với mẹ chồng” có đề tài không hề mới khi 32 tập phim tập trung nói về mối quan hệ muôn thuở mẹ chồng – nàng dâu.

NSND Lan Hương vào vai mẹ chồng trong “Sống chung với mẹ chồng“. Ảnh: ST

Tuy nhiên, nếu những bộ phim có cùng chủ đề khác tập trung xoay quanh hai nhân vật chính là mẹ chồng và con dâu thì “Sống chung với mẹ chồng” lại muốn thể hiện vai trò của người con trai, người chồng trong mối quan hệ ấy là vô cùng quan trọng.

Có thể nói, đây là bộ phim “bình đẳng” khi không xây dựng nhân vật chính hay phản diện mà để chính khán giả lựa chọn và tự đặt mình vào vị trí của người mẹ chồng hay cô con dâu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn