MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một số lưu ý về nâng chuẩn trình độ giáo viên cần biết. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

4 trường hợp giáo viên không phải nâng chuẩn trình độ

TRÀ MY LDO | 07/01/2024 11:10

Trong một số trường hợp, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện việc nâng chuẩn trình độ.

Tiêu chuẩn trình độ giáo viên

Luật sư Nguyễn Phó Dũng - Giám đốc Công ty Luật TNHH OPIC và Cộng sự, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết:

Theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non

Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Quy định này được áp dụng từ ngày 1.7.2020 nhưng trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng đáp ứng được yêu cầu trên. Do đó, Nhà nước đã đề ra lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên từ ngày 1.7.2020 đến hết ngày 31.12.2030 (căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 71/2020/NĐ-CP).

Trường hợp giáo viên không phải nâng chuẩn trình độ

Theo Điều 2 Nghị Định 71/2020/NĐ-CP, đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo bao gồm:

Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 1. 7.2020 còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 1.7.2020 còn đủ 8 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Giáo viên THCS chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 1.7.2020 còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Như vậy, chỉ có những đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định 71 như trên mới phải nâng chuẩn trình độ đào tạo.

4 trường hợp giáo viên không phải nâng chuẩn trình độ là:

Giáo viên mầm non chưa có bằng cao đẳng nhưng còn ít hơn 7 năm công tác tính từ 1.7.2020.

Giáo viên tiểu học có bằng cao đẳng còn ít hơn 7 năm công tác tính từ 1.7.2020.

Giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp còn ít hơn 8 năm công tác tính từ 1.7.2020.

Giáo viên THCS chưa có bằng cử nhân còn ít hơn 7 năm công tác tính từ 1.7.2020.

Lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên đến năm 2031

Căn cứ Điều 4, 5, 6 Nghị định 71 năm 2020, lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:

Lộ trình thực hiện từ ngày 1.7.2020 đến hết ngày 31.12.2030 và thực hiện thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 1.7.2020 đến hết ngày 31.12.2025:

Bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;

Bảo đảm đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học, ít nhất 60% số giáo viên THCS đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân

Giai đoạn 2: Từ ngày 1.1.2026 đến hết ngày 31.12.2030:

Thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;

Thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học, THCS hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn