MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Kênh truyền hình ATR ở Crưm tạm thời bị đóng cửa.

Mỹ muốn xúi giục người Tatar Crưm chống lại người Nga ở Crưm

Thảo Nguyên LDO | 07/04/2015 11:24
Mỹ đang lợi dụng việc đóng cửa tạm thời kênh truyền hình ATR của Crưm làm cái cớ để thúc giục người Tatar ở đây chống lại người Nga sinh sống trên bán đảo này, nghị sĩ Nga Konstantin Kosachev hôm 6.4 viết trên blog cá nhân.
Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang Nga về các vấn đề đối ngoại cho biết, những khó khăn của kênh truyền hình ATR để có được giấy phép hoạt động mới không phải là điều mà Washington quan ngại.

“Lý do thực sự đằng sau đó là chính sách gây phẫn nộ có chủ ý (điều này thực sự rất khủng khiếp!) về bất cứ chủ đề nào liên quan đến Crưm, với mục đích thuyết phục cả thế giới rằng, mọi thứ ở Crưm đều tồi tệ, tồi tệ hơn Crưm của ngày xưa rất nhiều”, theo ông Kosachev.

Nghị sĩ Nga cũng cho rằng, Bộ Ngoại giao nên nhận thức việc đóng cửa và lệnh cấm hàng loạt nhằm vào những kênh truyền thông bằng tiếng Nga đều do chính phủ Kiev hoặc ở các quốc gia vùng Baltic đặt ra.

Ông Kosachev mô tả cuộc đàm phán về tình trạng phân biệt đối xử quốc gia chống lại người Tatar Crưm là không phù hợp.

Nhà lập pháp này cũng đề cập đến thực tế rằng, những quan ngại về quyền lợi của người dân tộc thiểu số ở Crưm không thể ngăn phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt với toàn bộ người dân ở Crưm, hơn là nhà chức trách Crưm hoặc Mátxcơva nhờ bàn tay của chính phủ Kiev.

“Việc bao vây, cắt điện, nước uống và thực phẩm, vật tư; làm gián đoạn hoạt động bình thường của các tổ chức tài chính và các cơ quan thông tin liên lạc, tất cả điều này giống như một sự trả thù tầm thường vì lựa chọn lịch sử của người dân Crưm. Nhưng nó càng thuyết phục người dân Crưm rằng, lựa chọn của họ là đúng”, ông Kosachev nhận định.

Nhà chức trách Nga đã thực hiện một số biện pháp để bảo vệ lợi ích của người Tatar Crưm ngay sau khi bán đảo này sáp nhập vào Nga.

Tổng thống Nga V.Putin cũng đã ký sắc lệnh khôi phục quyền hạn chính trị của người Tatar Crưm, mà hiện có mặt trong hầu hết các cơ quan quyền lực ở bán đảo này.

Clip xem thêm: Người Tatar ở Crưm biểu tình phản đối cuộc bỏ phiếu sáp nhập vào Nga. (Nguồn: Euro News)

This browser does not support the video element.

.

Gợi ý dành cho bạn