MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: Hải Nguyễn.

Bộ GDĐT: Đáp án chính thức môn Địa lý THPT quốc gia 2018

B. H LDO | 27/06/2018 18:32
Chiều 27.6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố đáp án tất cả các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. 

Báo Lao Động xin đăng tải đáp án chính thức môn Địa lý THPT quốc gia 2018 của Bộ GDĐT để thí sinh và phụ huynh theo dõi.

>>> Thí sinh xem đáp môn Địa lý TẠI ĐÂY

>>> Thí sinh xem đáp án tất cả các môn thi trong kỳ THPT quốc gia 2018 TẠI ĐÂY

10h30 sáng 27.6, sau khi hoàn thành bài thi môn Giáo dục công dân, kỳ thi THPT Quốc gia 2018 của gần 1 triệu thí sinh đã chính thức khép lại. Thí sinh rời phòng thi với tâm trạng thoải mái, nhưng thoáng nét buồn vì không làm được bài như kỳ vọng, vì đề thi năm nay có độ phân hóa cao.

Từ năm 2017, kỳ thi THPT quốc gia cũng có nhiều đổi mới, lần đầu tiên thi trắc nghiệm môn Toán, bài tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Môn Giáo dục công dân cũng lần đầu được đưa vào kỳ thi THPT Quốc gia.

Năm nay, về cơ bản kỳ thi giữ ổn định như năm 2017, chỉ khác là có thêm phần kiến thức lớp 11.

Tuy nhiên, sau cơn mưa điểm 10 năm ngoái, với nhiều ý kiến trái chiều, băn khoăn, thì năm nay, đúng như lời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 6.6, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Đề thi THPT quốc gia 2018 sẽ có độ phân hóa cao, chọn được học sinh có năng lực tốt hơn vào đại học, cao đẳng.

Đề thi tất cả các môn trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, đúng là có độ phân hóa thực sự, theo nhận xét của nhiều giáo viên.

"90 phút không đủ cho tôi làm 50 câu của đề thi Toán. Tôi cũng không tin rằng có thầy cô giáo dạy Toán THPT nào có thể giải kịp 50 câu của đề Toán trong vòng 90 phút" - một chuyên gia Toán học thẳng thắn.

Cũng như năm 2017, điểm công của kỳ thi THPT quốc gia 2018 là giảm được rất nhiều áp lực xã hội. Thí sinh dự thi mang tâm lý thoải mái, phụ huynh không còn vất vả bắt tàu xe, ngược xuôi đón đưa.

Những năm trước, phụ huynh phải chắt chiu, chuẩn bị đủ thứ, rồi bắt xe lên các thành phố lớn, thuê trọ vài ngày để con dự thi đại học. Tốn kém tiền bạc, thời gian, mà còn tạo áp lực cho cả thí sinh và phụ huynh.

Có được điều này là do những đổi mới của Bộ GDĐT trong việc giao cho các Sở GDĐT địa phương chủ trì. Bộ điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ đến các cụm thi để phối hợp tổ chức thi và giám sát kỳ thi.

Hình thức thi cử được cải cách giúp học sinh tự chủ hơn, bớt rất nhiều công sức, tiền bạc của gia đình, xã hội.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn