MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Toàn cảnh họp báo công bố chương trình các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo chương trình môn Ngoại ngữ mới

Bích Hà LDO | 19/01/2018 18:13

Chiều 19.1, tại Hà Nội,  Bộ GDĐT đã tổ chức họp báo công bố Dự thảo chương trình các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, Dự thảo chương trình các môn học sẽ được đăng tải công khai để lấy ý kiến của nhân dân.

Tại buổi họp báo, đại diện Ban soạn thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đã có những chia sẻ, giải đáp.

Theo đó, trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tiếng Anh sẽ là môn Ngoại ngữ 1. Học sinh sẽ được làm quen với môn tiếng Anh từ lớp 1 và 2. Từ lớp 3 đến lớp 12, đây  là môn học bắt buộc.

Tiếng Anh là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, giúp học sinh hình thành và phát  triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh và góp phần hình thành, phát triển năng lực chung, để học các môn học khác cũng như để học suốt đời.

Kết thúc chương trình giáo dục phổ thông, học sinh sẽ có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, tạo nền tảng để học sinh có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập suốt đời, trở thành những công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập.

Trong chương trình mới, hoạt động kiểm tra đánh giá sẽ được thực hiện theo hai hình thức: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thông qua các hoạt động dạy học trên lớp.

Ngoài tiếng Anh,  học sinh có thể học môn Tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức,  Tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn (môn tự chọn, học từ lớp 6 đến hết lớp 12).

Theo thành viên của Ban soạn thảo,  chương trình môn Ngoại ngữ mới kế thừa rất nhiều điểm đã đạt được của Đề án 2020, trong đó có khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc.

Cái mới của chương trình môn Ngoại ngữ là được sự đóng góp của các chuyên gia, xây dựng theo hướng mơ, tạo điều kiện tối đa để người viết sách giáo khoa sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm. 

Ở cấp Tiểu Học, môn Tiếng Anh sẽ có 140 tiết (bình quân 4 tiết/tuần)  Với cấp THCS và THPT sẽ học 105 tiết (3 tiết/tuần).

Theo Ban soạn thảo chương trình môn Ngoại ngữ, để chương trình được thực hiện thành công, phải tăng cường tập huấn cho đội ngũ giáo viên về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá và sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong dạy học. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn