MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thành Việt đạt 8.5 IELTS. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cách áp dụng tư duy phản biện đạt 8.5 IELTS Writing

HOÀI ANH LDO | 27/01/2023 16:08

Nhờ áp dụng tư duy phản biện vào bài thi, Bùi Thành Việt đã nâng điểm IELTS Writing từ 6.0 lên 8.5.

Bùi Thành Việt (sinh năm 2001) hiện là sinh viên năm cuối Học viện Ngoại giao. Thành Việt hiện sở hữu 8.5 IELTS, trong đó các kỹ năng Speaking (Nói) 8.5; Listening (Nghe) 8.5; Reading (Đọc) 9.0 và Writing (Viết) 8.5.

“Năm 2017, kỹ năng Writing của em chỉ dừng ở 6.0. Ba năm sau đó, em nâng được lên 7.0. Và đến cuối năm 2022, em đã chinh phục được 8.5 Writing” - Việt nói. 

Việt cho hay, lần đầu tiên em tiếp xúc với IELTS là vào năm 2015. Khi đó, khả năng ngữ pháp của em ở mức ổn, từ vựng “đủ dùng”, nhưng các bài luận lại không bao giờ đạt trên 6 điểm. 

Vào năm 2017, khi nghe Ted Talk để luyện kỹ năng Listening, Việt biết đến thuật ngữ “tư duy phản biện”. Trong bài Ted Talk đó, người diễn giả đã nói về tầm quan trọng của câu hỏi “tại sao” và Việt đã thử áp dụng vào cuộc sống.

“Về cơ bản, em như trở lại thành một cậu bé 5 tuổi, luôn thắc mắc và tò mò về mọi thứ trong cuộc sống. Chỉ khác là khi đó em đã 17 tuổi, có thể tự nghiên cứu để trả lời những câu hỏi trong đầu thay vì phải dựa vào thầy cô hay bố mẹ” - Việt chia sẻ. 

Với “tư duy phản biện”, khi viết những bài luận, Việt có thể tự nghiên cứu để khiến các bài viết sâu hơn. Khi viết luận, dù luận điểm chính hay luận cứ phụ, em đều cố gắng đặt ra câu hỏi “tại sao”.

Các câu hỏi như “Tại sao mình lại viết câu này vào bài?”, “Câu này giúp người đọc hiểu thêm được gì?” hay “Tại sao nguyên nhân này lại dẫn đến kết quả này?” luôn thường trực trong đầu em. Khi không thể tự mình trả lời, em tham khảo các tài liệu trên mạng và ghi chép lại vào cuốn sổ tay nhỏ.

Nhờ những câu hỏi phản biện như vậy, các ý trong bài của Việt có chiều sâu hơn và điểm số tiến bộ rõ rệt. 

Việt lấy ví dụ, khi ở mức điểm 6.0 IELTS Writing, em viết: "While at school, children often dress up like great leaders. By doing that, they become curious and want to know more about these people, which can help them in copying their traits, which consequently become integrated into their personality".

(Tạm dịch: Khi ở trường, trẻ em thường ăn mặc giống những nhà lãnh đạo vĩ đại. Bằng cách đó, chúng trở nên tò mò và muốn biết thêm về những người này, điều này có thể giúp chúng bắt chước những đặc điểm của họ, do đó trở nên tích hợp vào tính cách của họ).

Còn với mức điểm 7.5, những luận điểm em viết trong bài đã thuyết phục hơn rất nhiều: "While at school, children often participate in group activities, such as dressing up like great leaders for a play. Through these activities, teachers can show them how to cooperate with others and play well together. Children, therefore, may quickly learn communication skills, and realize there is a right and wrong way to behave".

(Tạm dịch: Khi ở trường, trẻ em thường tham gia vào các hoạt động nhóm, chẳng hạn như hóa trang thành những nhà lãnh đạo vĩ đại để tham gia một vở kịch. Thông qua các hoạt động này, giáo viên có thể chỉ cho các em cách hợp tác với người khác và chơi tốt với nhau. Do đó, trẻ em có thể nhanh chóng học các kỹ năng giao tiếp và nhận ra có cách cư xử đúng và sai).

Thành Việt chỉ ra, ở bài viết 6.0, em dẫn chứng việc “hóa trang” giúp các học sinh “học được phẩm chất của những người vĩ đại”. Tuy nhiên, điều này không thuyết phục. Còn ở bài viết 7.5, các luận điểm thuyết phục hơn, là từ "hoạt động nhóm" đến cải thiện "kỹ năng giao tiếp" ở trẻ em.

Trong 4 năm sau đó (từ năm 2017 đến năm 2020), Thành Việt luyện viết tổng cộng hơn 500 bài luận khác nhau. “Hành trình học Writing gần như là hành trình học làm người, vì em không chỉ học viết, mà còn học cách tư duy logic và tư duy phản biện, học cách giao tiếp, học cách thuyết phục người khác tin vào những gì mình nói” - Việt chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn