MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo theo thời gian đóng BHXH

Vân Trang LDO | 14/05/2024 06:10

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải đáp thắc mắc của giáo viên về cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Ông Phan Quang Lành có 6 năm dạy hợp đồng tại các trường công lập, trong hợp đồng không có mã ngạch.

Năm 2023, ông Quang Lành trúng tuyển viên chức. Ông hỏi: "Thời gian tôi dạy hợp đồng không có mã ngạch giáo viên có được tính thâm niên nhà giáo khi được tuyển dụng viên chức không?".

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:

Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 1.8.2021 của Chính phủ. Theo đó, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Ông Phan Quang Lành trúng tuyển viên chức ngành giáo dục vào năm 2023, như vậy, khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp, nếu đủ thời gian 60 tháng (5 năm) đóng BHXH bắt buộc thì ông được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 về cải cách tiền lương, từ 1.7.2024, sau khi cải cách, sẽ bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).

Đồng thời, Nghị quyết 27 cũng nêu rõ khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ được xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn