MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong quá trình hoạt động các trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng... Ảnh: Huyên Nguyễn

Còn 2 triệu người mù chữ

HUYÊN NGUYỄN LDO | 26/12/2017 13:17
"Quá nhiều đơn vị quản lý, mỗi nơi lại có những chỉ đạo khác nhau khiến các trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động rất khó khăn. Chúng tôi rất mong được thu về một đầu mối quản lý", đại diện tỉnh Quảng Bình cho hay.

Ngày 26.12, Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với giáo dục thường xuyên (GDTT) và sơ kết 2 năm thực hiện Thông tư 44 quy định việc xếp loại cộng đồng cấp xã.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế còn tồn tại. Theo đó, trung tâm GDTX chịu sự chỉ đạo, quản lý của 3 đơn vị ở 2 cấp khác nhau là ngành LĐTB&XH, ngành GDĐT và UBND cấp huyện, gây nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động.

Do có 2 bộ cùng quản lý chung nên không phân công bộ nào chủ trì ban hành các văn bản quan trọng để chỉ đạo quản lý trung tâm như quy chế tổ chức hoạt động, quy định tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, quy định chuẩn giám đốc...

Theo khảo sát hiện nay các trung tâm trên toàn quốc thực hiện chủ yếu là nhiệm của GDTT. Nhiều trung tâm không thực hiện được chức năng dạy nghề sơ cấp vì không đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất dạy nghề. Một số sở GDĐT không quan niệm trung tâm là đơn vị thuộc sở nên lơ là, ít quan tâm chỉ đạo.

Về trung tâm học tập cộng đồng được xác định có vai trò rất quan trọng nhưng nhiều nơi làm chưa tốt, thành lập ra nhưng không hoạt động.

Về công tác xoá mù chữ, hiện còn một số khu vực có tỉ lệ biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi 15-60 luôn thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn quốc như khu vực Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực miền núi phía Bắc. Một số tỉnh có tỉ lệ biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi 15-60 rất thấp tới dưới 90% như: Lai Châu, Cà Mau, Trà Vinh, Đắk Lắk, Kiên Giang, An Giang.

Mặt khác, các đại biểu thẳng thắn chỉ rõ kết quả thống kê xoá mù chữ không tin tưởng. Công tác điều tra cơ bản số người mù chữ hằng năm ở một số địa phương chưa được coi trọng, số liệu báo cáo không cập nhật và sai thực tế. Một số địa phương khi tổng hợp chưa chính xác dẫn đến tỉ lệ biết chữ độ tuổi 15-60 cao hơn tỉ lệ biết chữ độ tuổi năm 15-35.

Số liệu mù chữ còn nhiều, khoảng gần 2 triệu người nhưng số người đi học xoá mù chữ rất ít. Tỉ lệ huy động người mù chữ đi học xoá mù chữ chỉ khoảng 3% toàn quốc. Nhiều tỉnh miền núi nhưng không vận động được người đi học xoá mù chữ như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Kiên Giang, Bến Tre...

Theo quan điểm của đại diện Bộ GDĐT, cần thẳng thắn nhìn rõ những hạn chế trong công tác giáo dục thường xuyên và thực hiện Thông tư 44 quy định việc xếp loại cộng đồng cấp xã để có những biện pháp thực hiện tốt hơn nữa, không phải yếu là cho giải tán mà cần thúc đẩy cho có hiệu quả.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn