MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Công bố tư liệu quý về đổi mới giáo dục

HUYÊN NGUYỄN LDO | 08/09/2017 17:58
Nhiều cách làm hay, những vướng mắc, trăn trở của giáo dục hiện nay gặp phải đã được các chuyên gia giáo dục 30 năm trước đề cập đến trong các văn bản, báo cáo, dự thảo.

Những vấn đề này đã được tổng hợp lại trong cuốn sách tư liệu quý “Một số tư liệu về đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 1987-1997” được Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam ra mắt ngày 8.9.

Theo GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, quyển sách này là tập hợp các tư liệu quan trọng của thời kỳ đó, phản ánh một cách cơ bản các chủ trương, chính sách của thời kỳ đầu đổi mới giáo dục, trong đó trước hết là giáo dục đại học. Các tư liệu ấy không chỉ có giá trị về lịch sử mà còn là giá trị thời sự.

GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam phát biểu tại buổi công bố. Ảnh: HN

Từ nguồn tư liệu cho thấy hàng loạt các chủ trương đang được giáo dục hiện tại đẩy mạnh và bàn luận đến như: Việc tăng cường quyền tự chủ; tăng cường khoa học cơ bản trong chương trình bằng cách chia 2 giai đoạn; việc mở đầu đào tạo bằng hệ thống tín chỉ;chủ trương bầu cử hiệu trưởng các trường đại học theo cơ chế dân chủ trực tiếp, chủ trương xoá bỏ biên chế, chủ trương xã hội hoá giáo dục…

TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, người tuyển chọn và lưu trữ các tư liệu của cuốn sách – chia sẻ: Mỗi lần nhìn các đơn vị lưu trữ thông tin, Bộ GDĐT bỏ đi những tài liệu nghiên cứu cũ mà tôi thấy đau xót vô cùng. Chính vì thế, chúng tôi đã cố gắng lưu trữ và tập hợp lại các tư liệu trình bày lại thành sách.

Nhấn mạnh về nội dung cuốn sách, ông Phan Quang Trung - nguyên Thứ trưởng Bộ KHĐT, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam – nhận định: Nhìn vào các tư liệu cũ cho thấy, nhiều chủ trương, chính sách, dự thảo... được đề cập từ các giai đoạn trước chính là những khó khăn, những điều mà chúng ta đang bàn để đổi mới giáo dục. Nếu trước kia chúng ta quyết liệt làm thì có lẽ bây giờ nên giáo dục nước nhà đã phát triển hơn rất nhiều.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn