MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam mong muốn giảng viên ngành Nông nghiệp cập nhật xu hướng mới trong giảng dạy. Ảnh: Nguyên Thi

Giảng viên ngành nông nghiệp cần cập nhật xu hướng phát triển để giảng dạy

THÙY TRANG LDO | 10/09/2023 12:28

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, đứng trước những thay đổi của thị trường lao động trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và định hướng phát triển mới của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi giảng viên của ngành phải nâng cao năng lực của mình qua từng bài giảng.

Ngày 10.9, tại Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm, số 101B Lê Hữu Trác, Sơn Trà, TP Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp năm 2023.

Hơn 80 giảng viên tham dự hội giảng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Nguyên Thi

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao 83 nhà giáo đến từ 28 trường Cao đẳng thuộc Bộ đã được tuyển chọn qua các Hội giảng cấp trường để đến với Hội giảng cấp Bộ.

Thứ trưởng nhấn mạnh, đội ngũ giáo viên, giảng viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng công tác giảng dạy. Các thầy cô giáo không chỉ là người truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà còn khuyến khích sự sáng tạo, giáo dục nhân cách và bồi dưỡng tình yêu nghề cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt là trong thời kỳ phát triển của cuộc cách mạng 4.0

Để phát huy hơn nữa vai trò trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị: “Lãnh đạo và thầy cô giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ cần hoàn thiện các tiêu chuẩn nhà giáo theo yêu cầu vị trí việc làm, đồng thời chú trọng kinh nghiệm thực tiễn và năng lực nghề nghiệp trong kỷ nguyên số, phương pháp dạy học hiện đại, tích hợp các kỹ năng cốt lõi: kỹ năng mềm, kỹ năng số, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Các đơn vị, thầy cô cần chủ động hợp tác, kết nối với tổ chức, doanh nghiệp cải tiến nội dung chương trình, bổ sung các trang thiết bị giảng dạy, thực hành, thực tập đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Bên cạnh đó, việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng lấy người học làm trung tâm, khuyến khích học sinh, sinh viên chủ động học tập, nghiên cứu, phát huy tính sáng tạo... là việc cần tập trung thực hiện".

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn