MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giải pháp giảm áp lực cho học sinh khi thi vào lớp 10. Ảnh minh hoạ: Vân Trang

Giáo viên hiến kế giúp học sinh vượt khó, giảm áp lực thi vào lớp 10

TRÀ MY LDO | 26/02/2024 08:17

Áp lực của kì thi tuyển sinh vào lớp 10 là điều đã diễn ra nhiều năm nay tại các thành phố lớn bởi nhiều nguyên nhân. Để giảm bớt căng thẳng, áp lực cho học sinh, giáo viên đã đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích.

Nhiều tỉnh thành công bố môn thi vào lớp 10

Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), việc tuyển sinh lớp 10 công lập do địa phương tự quyết. Sở GDĐT là cơ quan tham mưu, trình UBND tỉnh, thành phê duyệt số môn, hình thức thi hoặc xét tuyển.

Các tỉnh, thành phố đã công bố phương án thi vào lớp 10 năm 2024 như sau:

Tỉnh Hưng Yên tổ chức thi ngày 4 đến ngày 5.6 với các môn Toán, Văn, Tiếng Anh.

Sở GDĐT Lào Cai thông báo xét tuyển lớp 10 đối với 3 trường: THCS và THPT Bát Xát; THPT số 3 Mường Khương; THPT số 2 Si Ma Cai. Các trường còn lại tổ chức thi tuyển vào ngày 4-5/6. Thí sinh sẽ tham gia thi 3 môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc). Học sinh thi vào Trường THPT chuyên Lào Cai sẽ làm thêm bài thi môn chuyên vào ngày 6.6.

Ninh Bình tổ chức thi vào lớp 10 trong tháng 6 với 3 môn Toán, Văn và bài thi thứ ba là một trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh (hệ chuyên thêm môn chuyên).

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Đồng Tháp, năm học 2024 - 2025, đối với lớp 10, tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển cho tất cả các trường trên toàn tỉnh, ngoại trừ 2 Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu và Trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu.

Năm nay, Sở GDĐT Hà Nội thông tin phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2024 -2025, Hà Nội áp dụng phương thức thi tuyển, bao gồm 3 môn thi bắt buộc là: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Môn thi thứ 4, nếu có, sẽ công bố trong tháng 3.2024. Một số phụ huynh và học sinh tại Hà Nội cũng rất áp lực và hồi hộp để chờ đợi số môn thi chính thức của thành phố.

Giảm áp lực cho học sinh thế nào?

Có con đang ôn thi vào lớp 10, chị Phan Hồng Ngọc - phụ huynh có con học tại quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, mặc dù rất muốn con thi đỗ vào các trường công lập nhưng gia đình chị luôn tạo áp lực vừa phải cho con.

"Cũng đặt ra mục tiêu cho con vào các trường công gần nhà để con có môi trường học tập phù hợp, thuận tiện đi lại nhưng tôi không bắt ép con phải học quá sức.

Trung bình mỗi ngày con học 6 tiếng, khi thấy con ngồi vào bàn quá lâu, tôi đều chủ động gọi con ra ngoài, trò chuyện cùng bố mẹ và hỏi thăm tình hình học tập của con. Tôi nghĩ điều này sẽ giúp con giải toả bớt căng thẳng, hiểu rằng bố mẹ đang rất quan tâm tới tâm lý, sức khoẻ của con" - chị Ngọc cho hay.

Đề cao vai trò của gia đình trong việc ôn thi vào lớp 10 của học sinh, thầy Hà Quốc Anh - giáo viên Trường THCS Cầu Diễn (Hà Nội) cho rằng, gia đình là người đồng hành và nên tăng cường sự gắn kết với con cái để các em có thêm động lực trong học tập.

Cũng theo giáo viên này, sẽ rất khó để đưa ra một công thức chung cho việc giảm áp lực ôn thi của học sinh bởi có rất nhiều nguyên do như: áp lực gia đình, áp lực bài vở, chỉ tiêu tuyển sinh,...Tuy nhiên, về phía học sinh, các em cần phải cân bằng giữa việc học và các hoạt động giải trí.

"Khi đặt ra mục tiêu học tập và kết quả thi thì các bạn học sinh hiểu sẽ phải làm gì và tuân thủ các nguyên tắc mình đặt ra. Sau đó, khi khép lại việc học, theo tôi, các bạn hãy dành thời gian vào các hoạt động thể thao, nghỉ ngơi điều độ để cân bằng năng lượng" - thầy Quốc Anh chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn