MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Hoàng Anh Đức - đại diện Công ty CP Giáo dục Edufit. Ảnh: Thanh Hùng VNN

Giáo viên phải chép sổ sách không khác gì học sinh chép phạt

HUYÊN NGUYỄN LDO | 16/05/2018 08:28
Chính phủ đang đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, cắt giảm thủ tục hành chính nhưng trong giáo dục lại vẫn yêu cầu quản lí hồ sơ, ghi sổ sách bằng giấy trong khi đã có công nghệ hỗ trợ. Giáo viên kêu rằng họ phải chép sổ sách không khác gì học sinh chép phạt.

Đây là ý kiến được nhiều giáo viên, nhà quản lí giáo dục đưa ra tại Hội thảo về cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực GDĐT do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cùng Bộ GDĐT phối hợp tổ chức ngày 15.5.

Ông Hoàng Anh Đức - đại diện Công ty CP Giáo dục Edufit cho rằng ở tầm vĩ mô, những gì luật không cấm thì nên tạo cơ chế mở cho trường làm, thay vì việc chỉ được làm theo những gì luật cho phép.

Các trường tư thục hiện hoạt động hoàn toàn tự chủ về tài chính, không hưởng ngân sách nhà nước và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của mình, nhưng tiêu chuẩn yêu cầu đối với đội ngũ quản lí hiện vẫn phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Nhà nước đề ra.

Về mặt chương trình đào tạo, theo ông Đức, không nên yêu cầu các trường tư thục phải thực hiện chương trình do Bộ GDĐT ban hành chung với hệ thống công lập.

“Chúng tôi phải làm 2 việc là dạy chương trình hội nhập quốc tế và thực hiện chương trình chung. Việc này không chỉ dẫn đến rề rà về mặt hành chính mà còn khó khăn cho cả thầy và trò. Có những hoạt động dạy học tích hợp, không nhất thiết phải dạy theo tuần tự bài 1, bài 2 rồi mới đến bài 3. Nhưng khi sở, phòng về kiểm tra thì yêu cầu ngày hôm nay có dạy đúng bài này, tiết này theo quy định hay không.

Thay vì vừa đưa ra tiêu chuẩn vừa yêu cầu phải thực hiện theo chương trình, Bộ nên đưa ra yêu cầu, mục tiêu kì vọng về chuẩn đầu ra cơ bản, còn việc thực hiện thì do cơ sở giáo dục tự lựa chọn các hình thức, sao cho đảm bảo chất lượng cơ bản, đồng thời cập nhật linh hoạt và hiệu quả các tiến bộ giáo dục thế giới”, ông Đức đề xuất.

Vị này cũng chỉ ra bất cấp trong Nghị định số 46/2017/NĐ-CP vẫn quy định phải có tủ hồ sơ trong lớp học, trong khi các trường đã thực hiện số hoá và chỉ cần in ra khi cần thiết thay vì phải làm hồ sơ bản cứng theo một số mẫu nhất định gây bất tiện trong việc quản lí, vận hành.

 

Đồng quan điểm, bà Lại Phương Thảo – đại diện phương pháp giáo dục mới Reggio tại Việt Nam - cũng cho biết, quy định hiện còn yêu cầu giáo viên phải làm quá nhiều sổ sách, tính toán tay. Nhiều trường đã bỏ tiền mua hẳn phần mềm về tính toán thật chuẩn xác nhưng giáo viên vẫn phải in ra chép tay theo mẫu để phục vụ kiểm tra.

“Giáo viên hiện có rất nhiều việc, đặc biệt là giáo viên mầm non thường luôn phải ở cạnh trẻ, vậy mà vẫn có quy định sổ sách phải chép tay khiến giáo viên phải dành rất nhiều công sức và cực khổ như học sinh bị chép phạt”, bà Thảo thẳng thắn chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn