MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhà xưởng thực hành cho sinh viên tại trường nghề ở Hà Nội.

Không chọn đại học, thí sinh điểm cao "ngất ngưởng" vào trường nghề

HOA LÊ LDO | 15/08/2017 15:56

Thời điểm này, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp rục rịch tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh. Mùa tuyển sinh mới khởi động, nhưng nhiều trường nghề đã “thu nạp” được những thí sinh có điểm thi cao “ngất ngưởng” nhưng không chọn học đại học.

Thí sinh đạt 24,5 điểm vẫn chọn học nghề 

Hiện nay, thay vì nhất định phải vào đại học bằng mọi giá, nhiều gia đình và học sinh đã lựa chọn học các trường nghề phù hợp với năng lực, sở trường hơn và đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp.

Tại kỳ thi THPT Quốc gia 2017, V.Đ.L (SN 1997, Quảng Xương, Thanh Hóa) đạt 24,5 điểm. Với số điểm như vậy, thay vì thỏa sức lựa chọn nhiều trường đại học, L. quyết định học khoa Công nghệ ôtô tại một trường nghề ở Hà Nội.

L. từng có một năm học tập tại khoa công nghệ ôtô của một trường đại học nổi tiếng tại Hà Nội. Tuy nhiên, do gia đình L. có hoàn cảnh khó khăn, không thể trang trải số tiền học phí và chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại thủ đô; hơn nữa, trong một năm học tại đây, L. nhận thấy học lý thuyết còn nhiều, một số người khóa trước ra trường còn chưa tìm được việc làm hoặc đi làm việc vẫn phải đào tạo lại.

Một người bạn thân của L. từng học trường nghề và khi ra trường đã có việc làm với mức thu nhập khá tốt. Từ kinh nghiệm học tập, lựa chọn trường của bạn, L. đã không ngần ngại đăng kí vào học trường nghề.

L. chia sẻ rằng: “Em rất đam mê với ngành công nghệ ô tô nên mong được đào tạo tại đây, được thực hành, thao tác nghề thành thạo, sau đó ra trường có kĩ năng để làm việc ngay và dễ dàng xin việc hơn”.

Học nghề - cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Hiện nay, rất nhiều thí sinh đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và tìm kiếm những ngành nghề có cơ hội việc làm cao.

Thí sinh Hờ A Ba (Nà Nghịu, Sông Mã, Sơn La), người dân tộc H' Mông, tham dự kì thi THPT Quốc gia và đạt 22 điểm. Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, không đủ điều kiện để đi học đại học 4-5 năm, vì vậy, ngay sau khi biết kết quả thi, Hờ A Ba lựa chọn học nghề.

Tìm hiểu trên mạng, Hờ A Ba nhận thấy, ngành công nghệ ô tô trong thời gian tới có nhiều tiềm năng phát triển, vì vậy cơ hội việc làm ngành nghề này rất lớn. Vì vậy, Hờ A Ba quyết định theo học ngành trên. Hờ A Ba nhắn nhủ: “Mình không nên đi học trường đại học để lấy hình thức, quan trọng mọi người học trường nào sau có việc làm”.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) - cho rằng, thực tế hiện nay cho thấy, người học quan tâm đến việc học để có việc làm. Do chuyển hoá nhận thức, họ sẽ học cao hơn khi thực tế công việc đòi hỏi. Sự chuyển hoá này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển, sự chuyển hoá diễn ra đã rất lâu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn