MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Lý do nhiều sinh viên năm thứ nhất thường thi lại, học lại

Mạnh Cường LDO | 25/03/2023 12:10

Tình trạng thi lại, học lại diễn ra ở mọi năm học nhưng tập trung nhiều nhất ở năm đầu tiên. Phần lớn sinh viên năm thứ nhất thi lại, học lại do chưa làm quen được với phương pháp học mới, bị sao nhãng, ảnh hưởng bởi các cám dỗ.

Chưa kết thúc năm nhất sinh viên, N.V.S đã nhận được thông báo học lại 2 môn. Nam sinh Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường chia sẻ - từ quê lên Hà Nội, anh đã thực sự bị thu hút bởi vẻ đẹp hào nhoáng của Thủ đô.

Mọi thứ đều vô cùng mới lạ, cứ khi nào rảnh rỗi, anh S lại đi chơi, khám phá và ăn uống cùng bạn bè.

Không có bố mẹ ở bên quản thúc, S ngày càng sao nhãng việc học. Mặc dù kỳ thi đã đến sát gần nhưng nam sinh vẫn chẳng hề lo lắng. Kết quả, S phải học lại cùng với số tiền học phí 3,2 triệu đồng - bằng nửa tháng lương của mẹ.

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất phải đề cập đến phương pháp dạy và học ở bậc đại học khác hoàn toàn so với phương pháp dạy và học ở phổ thông.

Ở môi trường đại học, người học không chỉ ghi nhận tri thức đơn thuần mà đòi hỏi phải biết phân tích, tổng hợp, khái quát. Bên cạnh đó, kiến thức ở bậc đại học là tri thức mở, yêu cầu sinh viên phải tự khám phá, tìm hiểu kỹ lưỡng hơn.

Giảng viên sẽ dạy rất nhanh, có những môn học, một quyển sách chỉ dạy trong 4 buổi sáng là xong. Sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất phải vận dụng hết chất xám và kiên trì học hỏi mới có thể bắt nhịp và hiểu bài.

Nhớ lại năm nhất của bản thân, P.T.H - sinh viên năm hai Học viện Bưu chính Viễn thông (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ - chị phải học lại 3 môn, thời điểm đó trong lớp có gần 20 bạn học lại.

"Ai cũng ngủ quên trên chiến thắng thi đậu đại học. Giá như tôi cố gắng ngay từ năm nhất thì có lẽ giấc mơ học bổng đã dễ dàng hơn rất nhiều" - chị H nói.

Lý do học lại của chị H đưa ra là chưa bắt kịp với phương pháp học tập mới ở môi trường đại học. Đặc biệt, có những môn học lý thuyết rất trừu tượng, khó hiểu. Thêm nữa, giảng viên thường dạy lướt khá nhanh, sinh viên phải tự tìm hiểu thêm ở nhà nên càng khó tiếp thu.

Chị Vũ Thị Thủy - sinh viên năm cuối Học viện Thanh thiếu niên (Đống Đa, Hà Nội) tâm sự - bản thân chưa từng phải thi lại, học lại nhưng đã chứng kiến khá nhiều bạn bè của mình và các em sinh viên năm nhất rơi vào hoàn cảnh này.

Chị Thủy cho rằng các bạn sinh viên thi lại, học lại do sao nhãng, chưa quen với môi trường mới. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Theo chị Thủy, có 3 nguyên nhân chính khiến các em sinh viên năm nhất thi lại, học lại. Thứ nhất, do chưa quen với môi trường học tập mới đặc biệt là những bạn học yếu, ở vùng xa sinh ra e ngại và tự ti, không hòa nhập được.

Thứ hai, nhiều bạn sinh viên còn bận đi làm thêm, đi chơi, khám phá những điều mới mẻ xung quanh nên bỏ quên việc học. Thứ ba, phần lớn các bạn sinh viên năm nhất chưa có phương pháp học tập phù hợp với các môn học mới.

Cô Oanh nhận định nguyên nhân quan trọng nhất khiến nhiều sinh viên năm nhất học lại, thi lại do phương pháp dạy, học ở đại học khác với phổ thông. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cô Đoàn Minh Oanh - Cựu giáo chức Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền (Hà Nội) cho rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn sinh viên năm nhất phải thi lại, học lại. 

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất phải đề cập đến phương pháp dạy và học ở bậc đại học khác hoàn toàn so với phương pháp dạy và học ở phổ thông.

Ở môi trường đại học, người học không chỉ ghi nhận tri thức đơn thuần mà đòi hỏi phải biết phân tích, tổng hợp, khái quát. Bên cạnh đó, tri thức ở bậc đại học là tri thức mở, yêu cầu sinh viên phải tự khám phá, tìm hiểu kỹ lưỡng hơn.

Giảng viên sẽ dạy rất nhanh, có những môn học, quyển sách chỉ dạy 4 buổi sáng là xong. Sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất phải vận dụng hết chất xám và kiên trì học hỏi mới có thể bắt nhịp và hiểu bài.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn