MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thiết kế vi mạnh là ngành học "khát" nhân lực, lương hấp dẫn. Ảnh: Quỳnh Chi

Một ngành học lương cao bất ngờ, chưa ra trường đã được săn đón

Trà My LDO | 22/10/2023 15:05

Thiết kế vi mạch là một trong những ngành học thu hút sinh viên bởi cơ hội việc làm mở rộng cùng với mức lương cao.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó có Thiết kế vi mạch, cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng dưới 20%. Riêng kỹ sư ngành Thiết kế vi mạch, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 1.000 người.

Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận với sinh viên ngay từ năm thứ hai, thứ ba thông qua những suất thực tập, công việc bán thời gian, học bổng thay vì đợi đến khi sinh viên tốt nghiệp. Khảo sát của HSIA (Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TPHCM) cho thấy, kỹ sư Thiết kế vi mạch có mức lương chênh lệch dựa trên số năm kinh nghiệm: Mới ra trường nhận lương trung bình khoảng 15 triệu/tháng.

Kỹ sư có 1 - 3 năm kinh nghiệm, thu nhập dao động 15 - 30 triệu/tháng. Sau 6 năm, lương trung bình 0,6 - 1 tỉ đồng/năm. Còn từ 10 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương có thể hơn 1,5 tỉ đồng/năm.

Trao đổi với Báo Lao Động, em Ngô Quang Bình - sinh viên năm 4, ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ở Đại học Bách khoa Hà Nội chưa mở rộng và đào tạo chuyên sâu ngành học này. Tuy nhiên, với những sinh viên có định hướng theo học ngành Thiết kế vi mạch thì mức lương làm việc rất cao.

“Thiết kế vi mạch là một ngành học khó bởi kiến thức chuyên ngành rất nhiều. Theo em quan sát, có những sinh viên có kiến thức về ngành học này sẽ không lo chuyện thất nghiệp bởi hiện tại các doanh nghiệp đang khát nhân lực ngành này. Thậm chí, có những bạn chưa học xong nhưng đã đi làm thêm với mức lương rất ổn định, khoảng 10 triệu/tháng” - Quang Bình cho biết.

Trên kênh tuyển sinh của Trường Đại học Lương Thế Vinh, hiện nay, vi mạch là lĩnh vực rất quan trọng, có thể coi là lĩnh vực nền tảng quan trọng cho nhiều lĩnh vực khác. Sự phát triển của những quốc gia giàu mạnh, phát triển trên thế giới hiện tại đều có sự đóng góp quan trọng của công nghiệp vi mạch. Tuy nhiên, vi mạch đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, các chuyên gia trình độ cao, tầm nhìn rất dài.

Mỗi năm, các công ty ngành thiết kế vi mạch cần nhiều kĩ sư ngành Thiết kế vi mạch nhưng số lượng sinh viên được đào tạo cho ngành này hầu như không đáp ứng đủ cho thị trường nhân lực, nên hầu hết tất cả các bạn sinh viên ra trường đều có việc làm.

Nhiều trường đại học hiện nay đã tuyển sinh, mở mã ngành đào tạo lĩnh vực này.

Chẳng hạn, Trường Đại học FPT cùng Công ty cổ phần Bán dẫn FPT thông báo thành lập Khoa Vi mạch Bán dẫn vào tháng 9.2023.

Cùng thời điểm đó, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng mở chuyên ngành Thiết kế vi mạch, thuộc ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông.

Còn theo PGS.TS Trần Mạnh Hà - Phó Trưởng Ban đào tạo, Phó Giám đốc phụ trách Khu Công nghệ phần mềm (Đại học Quốc gia TPHCM), hiện Đại học Quốc gia TPHCM đang xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư tiên tiến ngành công nghệ vi mạch, tập trung vào chất lượng chứ không chạy theo số lượng. Mục tiêu đề ra là đến năm 2027, các trường thành viên sẽ đào tạo khoảng 1.000 kỹ sư công nghệ vi mạch.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn