MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thu nhập của giáo viên sẽ thay đổi khi cải cách tiền lương. Ảnh minh hoạ: Vân Trang

Năm 2024, các khoản thu nhập của giáo viên sẽ thực hiện như thế nào?

TRÀ MY LDO | 05/03/2024 07:05

Năm 2024, chế độ tiền lương mới cùng các khoản thu nhập mà giáo viên được nhận sẽ bao gồm những gì là vấn đề được rất nhiều thầy cô quan tâm.

Lương giáo viên từ 7.2024 tăng bao nhiêu?

Theo dõi thông tin về tiền lương thường xuyên, cô Đinh Thanh Hải - giáo viên Trường THPT Đông Triều (Quảng Ninh) -nhận thấy, từ ngày 1.7.2024 sẽ có đợt cải cách tiền lương. Tuy nhiên, mức lương tăng như thế nào và có những thông tin đặc biệt từ chính sách tiền lương thì cô Hải vẫn chưa nắm bắt rõ.

Theo thông tin từ Chính phủ, chính sách tiền lương mới từ ngày 1.7.2024 sẽ ảnh hưởng lớn đến chế độ lương của công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng.

Chính sách tiền lương mới sẽ mở rộng quan hệ tiền lương, theo đó mức lương thấp nhất của công chức, viên chức có thể sẽ tăng khá cao. Cụ thể:

Mức lương trung bình của công chức, viên chức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12.

Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.

Nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương có thể tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương.

Tăng mức lương tối thiểu vùng

Trong quá trình triển khai cải cách tiền lương năm 2024, một quyết định quan trọng đã được đưa ra, đó là việc thiết lập mức lương thấp nhất của giáo viên tương đương với mức lương thấp nhất trung bình của các vùng kinh tế trong lĩnh vực doanh nghiệp.

Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đưa ra quyết định quyết liệt về việc tăng mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024, với tỉ lệ tăng là 6%. Thời điểm áp dụng chính thức của quyết định này là từ ngày 1.7.2024.

Dưới đây là cấu trúc lương tối thiểu vùng, thể hiện sự tăng lương và phân chia rõ ràng:

Vùng I: Mức lương tối thiểu tháng: 4.960.000 đồng (tăng thêm 280.000 đồng). Mức lương tối thiểu giờ: 23.800 đồng

Vùng II: Mức lương tối thiểu tháng: 4.410.000 đồng (tăng 250.000 đồng). Mức lương tối thiểu giờ: 21.000 đồng

Vùng III: Mức lương tối thiểu tháng: 3.860.000 đồng (tăng 220.000 đồng). Mức lương tối thiểu giờ: 18.600 đồng

Vùng IV: Mức lương tối thiểu tháng: 3.450.000 đồng (tăng 200.000 đồng). Mức lương tối thiểu giờ: 16.600 đồng

Sau khi thực hiện bước tăng mức lương tối thiểu vùng là 6%, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp sẽ đạt mức khoảng 4,1 triệu đồng. Điều này đánh dấu một cú nhảy vọt quan trọng trong việc xác định giá trị công lao động và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động, đặc biệt là giáo viên.

Các khoản phụ cấp mà viên chức được hưởng

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1.7.2024 gồm:

Phụ cấp kiêm nhiệm.

Phụ cấp thâm niên vượt khung.

Phụ cấp khu vực.

Phụ cấp trách nhiệm công việc.

Phụ cấp lưu động.

Phụ cấp ưu đãi theo nghề.

Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.

Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn