MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Việc bỏ cấm thi vào lớp 6 giúp các trường điểm chủ động trong việc tuyển chọn thí sinh, nhưng giá như được công bố ngay từ đầu năm học thì phụ huynh, học sinh sẽ chủ động hơn trong việc lên kế hoạch học tập. Ảnh: Hải Nguyễn

Nóng tuyển sinh đầu cấp: Phụ huynh “chạy đôn chạy đáo” lo chỗ học cho con

Đặng Chung LDO | 10/04/2018 13:49
Sở GDĐT Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh đầu cấp theo phê duyệt của UBND TP, trong đó có rất nhiều điểm mới. Cũng vì những thay đổi này mà những ngày qua, nhiều phụ huynh có con sắp chuyển cấp như “ngồi trên đống lửa”, vì lo tìm chỗ học cho con.

Phụ huynh, học sinh rơi vào thế bị động

Ngay từ đầu năm 2018, khi bắt Bộ GDĐT có thông tin “bỏ cấm thi vào lớp 6” đã rộ lên những tranh cãi trong dư luận xã hội và lo lắng về việc tăng áp lực thi cử cho học sinh. Thời điểm đó, ngành giáo dục đã trấn an phụ huynh học sinh là không phải tất cả các trường đều tổ chức kiểm tra đánh giá, mà chỉ áp dụng với những “trường đặc thù”.

Nhưng khái niệm thế nào là “trường đặc thù”, trường nào được phép thi tuyển vào lớp 6 thì phải tới ngày 8.4, phụ huynh, học sinh Hà Nội mới được biết – trong khi chỉ con hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm học. Còn những tháng trước, phụ huynh, bản thân các trường – cả tư thục lẫn công lập – đều như ngồi trên đống lửa, chờ phương án tuyển sinh của Sở để biết trường của mình có được tổ chức thi hay không.

Rơi vào thế bị động nhất là phụ huynh và học sinh. Dù hình thức kiểm tra đánh giá nhẹ nhàng, nhưng đã có thi thì phải có học, có ôn luyện và áp lực. Nhưng quan trọng là, nếu việc thay đổi trong tuyển sinh này được công bố ngay từ đầu năm học, thì phụ huynh và bản thân các trường sẽ chủ động hơn trong việc lên phương án cho việc dạy và học.

“Mấy ngày nay, cả gia đình sốt sắng đi tìm lớp luyện thi cấp tốc cho con vì Trường THCS Cầu Giấy ở gần nhà vừa có quyết định được phép thi tuyển vào lớp 6. Cũng thương con áp lực nhưng chỉ lo không học thêm thì không thi đỗ. Gia đình cũng đã phải đi đặt vấn đề, tính đến mấy phương án dự phòng ở những trường xa hơn nhưng chưa có nơi nào nhận lời cả.

Đáng lẽ với những năm có sự thay đổi lớn trong phương thức tuyển sinh như này, ngành giáo dục phải công bố phương án ngay từ đầu năm học để chúng tôi chủ động. Giờ mới thông tin làm chúng tôi trở tay không kịp. Nếu có phương án để ôn thi và học tập ngay từ đầu năm học thì chắc không phải lo như thế này”- chị Nguyễn Thị Hà (có con học lớp 5 Trường Tiểu học Dịch Vọng A, Cầu Giấy, Hà Nội) lo lắng.

Căng thẳng lo chỗ học cho tuổi “Dê vàng

Nếu tuyển sinh vào lớp 6 “nóng” bởi một số trường được tổ chức thi tuyển, thì với kỳ tuyển sinh lớp 10 lại là cuộc đua tranh quyết liệt giữa các “Dê vàng” để giành suất vào học ở trường công lập.

Do áp lực tăng dân số, nhiều người sinh con vào năm đẹp “Dê vàng” (2003), nên lượng thí sinh thi vào lớp 10 trên cả nước tăng đột biến.

Tại Hà Nội, nếu mọi năm tham dự kỳ thi này chỉ khoảng 70.000-80.000 thí sinh, thì năm nay lên tới 105.000. Trong khi chỉ 85.800 học sinh có suất học ở trường công lập, số còn lại sẽ phải học trường dân lập, hoặc đi học nghề. 

Vì thế, kỳ thi vào lớp 10 vốn được coi là căng thẳng hơn thi đại học, bởi ít lựa chọn cho học sinh, năm nay sẽ càng căng thẳng hơn, vì tỉ lệ “chọi” tăng cao. Điều này đang gây áp lực lớn cho các trường cũng như phụ huynh, học sinh trong việc lo chỗ học cho con em mình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn