MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Có phương pháp ôn thi phù hợp sẽ giúp học sinh đạt điểm thi cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Ôn thi lớp 10 môn Lịch sử: Cách tránh nhầm lẫn mốc thời gian, sự kiện

HUYÊN NGUYỄN LDO | 23/03/2021 18:29
Với hình thức thi trắc nghiệm khách quan vào lớp 10, việc nhầm lẫn mốc thời gian và sự kiện rất dễ khiến học sinh mất điểm “oan” nếu học sinh không nắm chắc các kiến thức môn Lịch sử.

Học Lịch sử theo công thức “5W + 1H”

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định trong kì thi vào lớp 10 THPT năm 2021, học sinh làm bài thi môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Các câu hỏi chủ yếu ở mức độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng. Với đặc thù nhiều kiến thức cần ghi nhớ, không ít học sinh gặp khó khăn khi ôn tập môn học này.

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh - Giáo viên Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, đối với kiến thức ôn thi vào lớp 10, các em luôn luôn nắm từ tổng quát rồi mới đi vào học chi tiết, luyện tập với các dạng câu hỏi.

Với mỗi nội dung, các em học theo công thức “5W + 1H”.

Phương pháp “5W + 1H” . Nguồn: HOCMAI

“Bên cạnh đó, các em có thể tự nghĩ ra các phương án nhiễu có thể xảy ra. Việc này vừa giúp các em làm chủ kiến thức vừa quen với việc làm bài thi, tránh những “bẫy” có thể xuất hiện trong đề thi”, cô Tuyết Trinh bật mí.

5 cách tránh nhầm lẫn mốc thời gian, sự kiện

Bài thi trắc nghiệm Lịch sử giúp thí sinh không phải trình bày dài dòng mà chỉ cần chọn lựa đáp án trong những phương án đề bài đưa ra.

“Nếu không nắm chắc kiến thức cơ bản và khả năng loại trừ những phương án nhiễu các em rất dễ mất điểm “oan”, đặc biệt ở những câu hỏi chọn mốc thời gian và sự kiện. Thậm chí, qua nhiều kì thi cho thấy rất nhiều trường hợp thí sinh “dính” điểm liệt vì… khoanh lụi”, giáo viên Tuyết Trinh lưu ý.

Thấu hiểu những băn khoăn của học sinh chuẩn bị thi vào lớp 10, cô Tuyết Trinh đã bật mí 5 cách học về mốc thời gian và sự kiện để các em có thể lựa chọn cho phù hợp với bản thân.

Cách 1: Luôn đặt sự kiện vào trong một diễn biến tổng thể, không ghi nhớ sự kiện một cách rời rạc.

Cách 2: Luôn tìm các từ khoá cho sự kiện hoặc nội dung kiến thức, từ khoá đó để nắm được toàn bộ nội dung.

Cách 3: Lập công thức cho một số dạng kiến thức thường gặp. Ví dụ: Khi trình bày nguyên nhân của một sự kiện sẽ bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó, nguyên nhân chủ quan luôn đóng vai trò quyết định.

Cách 4: Với những nội dung quá nhỏ hoặc quá khó nhớ, học sinh nên sử dụng các mảnh giấy nhớ gắn vào những nơi dễ thấy để học và ghi nhớ mọi lúc, mọi nơi.

Cách 5: Gắn các sự kiện lịch sử với sự kiện cá nhân dựa vào mối liên hệ nào đó. Ví dụ, sinh nhật em trùng với ngày Giải phóng miền Nam, ngày Quốc khánh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn