MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Kỳ thi THPT quốc gia 2020 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 8. Ảnh: Hải Nguyễn

Ôn thi THPT quốc gia 2020: Ma trận kiến thức đề môn Toán học sinh cần nhớ

Bích Hà LDO | 07/04/2020 09:11

Một trong những việc quan trọng để chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia 2020 là giáo viên cần giúp học sinh xây dựng ma trận kiến thức với từng môn học để tránh gặp áp lực trong việc ôn tập.

Trong đó, đề thi tham khảo THPT quốc gia 2020 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố được xác định là một căn cứ quan trọng để giáo viên khái lược những kiến thức, dạng bài có thể xuất hiện trong đề thi thật, từ đó có định hướng cho học sinh.

Từ nhu cầu này, giáo viên của Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã có những phân tích về ma trận kiến thức xuất hiện trong đề thi tham khảo THPT quốc gia 2020, giáo viên và học sinh cả nước có thể tham khảo để xây dựng kế hoạch ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới.

Dưới đây là ma trận kiến thức trong đề thi tham khảo môn Toán:

Phạm vi đề

Kiến thức đề tham khảo nằm chủ yếu ở chương trình Toán 12, chiếm khoảng 90% câu hỏi và khoảng 10% câu hỏi thuộc phần kiến thức Toán 11. Tuy nhiên có những câu hỏi cần học sinh tổng hợp kiến thức của cả 3 lớp (10-11-12) mới có thể giải quyết được.

Dựa vào bảng phân tích ma trận trên có thể thấy các câu hỏi trong đề thi tham khảo THPT quốc gia 2020 chủ yếu rơi vào 6 chuyên đề kiến thức sau:

Chuyên đề hàm số: Đây là chuyên đề có số lượng câu hỏi lớn nhất trong đề thi (13 câu) và cũng là chuyên đề có nhiều câu hỏi khó nhất trong đề (2 câu vận dụng cao).

Các dạng bài trong đề đều thuộc các dạng bài quen thuộc (nhận dạng đồ thị, tương giao, đơn điệu, cực trị, max-min, tiệm cận,..) học sinh đã từng được gặp trong quá trình ôn thi. Nhưng bên cạnh đó các câu phân loại đều được lồng ghép kiến thức của các chuyên đề khác (câu 45 lồng ghép lượng giác,…), để kiểm tra cách học sinh vận dụng các kiến thức để giải quyết một vấn đề mới hoàn toàn.

Chuyên đề mũ Logarit: Với số lượng câu hỏi, các dạng bài ra trong đề không thay đồi gì nhiều so với đề thi các năm trước, gồm 7 câu hỏi phần này, phân chia theo theo mức độ 5/2/1 (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao).

Trong chuyên đề này có câu 25 là dạng bài thực tế nhưng qua quá trình ôn luyện các em hoàn toàn có thể làm chủ được câu hỏi này.

Chuyên đề hình học không gian - tròn xoay: Với số lượng 2 câu hỏi về bài toán tính góc – tính khoảng cách thuộc phần kiến thức lớp 11 và 5 câu hỏi về bài toán thể tích – khối tròn xoay.

Câu hỏi khó nhất thuộc phần này là một câu về tính thể tích của một khối đa diện. Để làm được câu hỏi này đòi hỏi học sinh biết cách phân chia thể tích các khối đa diện thật thành thạo mới làm được, đây cũng có một trong những câu hỏi mà số ít các em có thể làm được.

Chuyên đề số phức: Chuyên đề Số phức bao gồm 3 câu hỏi: câu 12, câu 30 và câu 31. Ba câu hỏi nằm trọn vẹn trong mức độ nhận biết, thông hiểu. Các dạng bài chủ yếu là các dạng bài dễ như: Xác định modul, tính toán đại số, …

Chuyên đề nguyên hàm - tích phân: Chiếm số lượng 7 câu hỏi trong đề. Câu hỏi khó nhất rơi vào dạng bài liên quan đến “hàm ẩn”, học sinh cần chú ý đến dạng bài này nhiều hơn khi ôn tập.

Chuyên đề hình học OXYZ: Có tất cả 8 câu hỏi trong đề thi, nằm trọn vẹn trong phần nhận biết, thông hiểu. Đúng với tinh thần tinh giản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các dạng bài chủ yếu nhằm kiểm tra kiến thức nền tảng và cách vận dụng chúng giải quyết một số bải toán đơn giản trong không gian, không hề mang yếu tố đánh đó.

Các chuyên đề khác: Những câu hỏi còn lại thuộc các chuyên đề Tổ hợp – Xác suất, CSC – CSN, chiếm khoảng 10% số lượng câu hỏi trong đề. Các dạng bài đều rất quen thuộc, hầu hết các câu hỏi đều có thể nhìn ra hướng làm luôn.

Có thể thấy đè thi tham khảo THPT quốc gia 2020 không có phần nào lấy từ chương trình lớp 10. Các chủ đề của lớp 11 như: tổ hợp xác suất – cấp số cộng, cấp số nhận có số lượng câu hỏi ít.

Các chủ đề thuộc chương trình học kỳ II của lớp 12 như: số phức, nguyên hàm – tích phân và phương pháp tọa độ trong không gian được giảm nhẹ về độ khó.

Các câu hỏi khó nhất (câu 49 – câu 50) nằm ở phần hàm số và hình không gian (nằm giữa lớp 11 và lớp 12).

Đề thi có nhiều câu hỏi liên quan đến “hàm ẩn” cả trong phần tích phân cũng như trong phần hàm số, nên học sinh cần chú trọng nhiều đến những dạng bài liên quan tới hàm ẩn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn