MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đã được sửa đổi. Ảnh minh họa: Linh Nguyên.

Sửa đổi nhiều quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

LƯƠNG HẠNH LDO | 05/08/2021 17:30
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có Dự thảo Sửa đổi Thông tư quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Cụ thể, sửa đổi Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 như sau: Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm (tương đương 1.760 giờ hành chính/năm), trong đó:

Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;

Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học là 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;

Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp;

Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học theo quy định thì Hiệu trưởng, Giám đốc quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, Giám đốc giao.

Thời gian nghỉ hè hằng năm của nhà giáo là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép. Ngoài thời gian nghỉ hè, nhà giáo được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thực tế, Hiệu trưởng, Giám đốc bố trí cho nhà giáo nghỉ vào thời gian thích hợp.

Ngoài ra, Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 5 và Khoản 7 Điều 5 Thông tư này.

Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. Trong đó, giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp (hoặc giảng dạy trực tuyến) phải đảm bảo tối thiểu 30% định mức quy định.

Hiệu trưởng, Giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.

Định mức giờ giảng đối với viên chức, viên chức quản lý đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng: 10% giờ chuẩn/năm; Phó hiệu trưởng: 15% giờ chuẩn/năm; Trưởng phòng và tương đương: 20% giờ chuẩn/năm; Phó trưởng phòng và tương đương: 25% giờ chuẩn/năm; Đối với viên chức khác: 30% giờ chuẩn/năm.

Đối với các viên chức, viên chức quản lý đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn