MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Học phí nhiều trường tăng cao sau khi được tự chủ. Đồ họa: Tuệ Nhi

Tăng học phí bậc đại học: Nhiều trường "hot" tự chủ tăng gấp 2 - 5 lần

HUYÊN NGUYỄN LDO | 08/07/2020 18:00
Một số trường đại học lớn đã bắt đầu công bố tiến trình thực hiện tự chủ, cùng với đó, mức học phí cũng được tăng cao. 

Hội đồng Đại học Quốc gia TPHCM vừa thông qua đề án đổi mới cơ chế hoạt động của 4 trường đại học thành viên gồm: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Công nghệ thông tin, Trường Đại học Kinh tế - Luật và Trường Đại học Quốc tế. Trong đó dự kiến học phí tăng cao.

 Học phí một số trường công lập. Tổng hợp: Huyên Nguyễn

Theo đó, Trường Bách khoa TPHCM đề xuất mức học phí cho hệ chính quy năm 2021 là 25 triệu đồng; năm 2022 là 27,5 triệu đồng; các năm 2023, 2024 và 2025 là 30 triệu đồng. Tầm nhìn đến năm 2030, trường này đề xuất thu đủ mức học phí theo giá dịch vụ đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

Trường Đại học Kinh tế - Luật đề xuất mức học phí dự kiến năm 2021 là 20,5 triệu đồng; năm 2022 là 22,6 triệu đồng; năm 2023 là 24,8 triệu đồng; năm 2024 là 27,3 triệu đồng và năm 2025 là 30 triệu đồng. Tầm nhìn từ 2026-2030, Trường Đại học Kinh tế - Luật dự kiễn mỗi năm điều chỉnh mức thu tăng từ 10-15%.

Trong khi đó, Trường Đại học Công nghệ thông tin đề xuất mức học phí dự kiến năm 2021 là 25 triệu đồng; năm 2022 là 30 triệu đồng; năm 2023 là 45 triệu đồng; năm 2024 là 49,5 triệu đồng và năm 2025 là 54,4 triệu đồng.

Trường Đại học Quốc tế cũng xây dựng mức học phí dự kiến năm học 2021 là 50 triệu đồng; năm 2022 là 55 triệu đồng; năm 2023 là 60 triệu đồng; năm 2024 là 65 triệu đồng và năm 2025 là 66 triệu đồng. Tầm nhìn đến năm 2030, trường này đề xuất mức học phí là 72 triệu đồng.

Trước đó, Trường Đại học Y Dược TPHCM và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cũng đã công bố mức học phí tăng cao sau tự chủ. So với trước khi được tự chủ, mức học phí cao nhất tăng gấp hơn 5 lần

Kèm theo lộ trình tăng học phí này, đề án các trường cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ sinh viên, tuy nhiên đối tượng và mức hỗ trợ học phí còn hạn chế. 

Điều này mang đến nhiều lo ngại cho học sinh có điều kiện không khá giả, bởi mức học phí vượt quá cao so với thu nhập của bố mẹ. Nếu như mức học phí từ 2,5 đến 5 triệu đồng trên tháng, cộng với các khoản chi phí sinh hoạt, đi lại, các khoản đóng góp khác trong quá trình học thì một sinh viên cần ít nhất tới 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Mức chi phí này quá cao đối với đa số các hộ dân vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn.

Chia sẻ về mức học phí tăng cao sau tự chủ, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng nếu mức học phí sau tự chủ tăng quá cao sẽ tạo khó khăn với không chỉ học sinh thuộc dạng hộ nghèo, cận nghèo mà ngay cả những gia đình không khá giả, giàu có thì đều là trở ngại.

“Nếu được tự chủ, người học sẽ phải đóng phần lớn trong chi phí đào tạo nhưng vẫn phải trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng xã hội. Đối với các trường công, học phí phải phù hợp, ở mức độ vừa phải và với thu nhập của người dân chứ không được lấy học phí cao chót vót. Nếu mức học phí quá cao sẽ hạn chế người tài vào được trường tốt", ông Khuyến cho hay.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn