MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thái Nguyên đa dạng hóa giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: Hoàng Duy

Thái Nguyên đa dạng hóa giáo dục nghề nghiệp

Minh Hạnh LDO | 07/10/2023 21:40

Thái Nguyên - Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có trên 5.100 học sinh tốt nghiệp THCS học giáo dục dạy nghề (hệ vừa học vừa làm). Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã đổi mới công tác tuyển sinh, thực hiện đào tạo ngành nghề các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đối tượng được mở rộng xét tuyển là học sinh trên cả nước.

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 37 cơ sở GDNN, với quy mô đào tạo trên 40.000 người/năm. Hiện các chỉ tiêu về phân luồng học sinh của Thái Nguyên đã cơ bản hoàn thành, trong đó có gần 5.100 học sinh tốt nghiệp THCS học GDNN, đạt 27% (chỉ tiêu đến năm 2025 là 40%); gần 4.700 học sinh tốt nghiệp THPT học GDNN, đạt 30% (chỉ tiêu đến năm 2025 là 45%).

Theo tổng hợp của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Thái Nguyên, tính đến hết 9 tháng năm 2023, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyển sinh được gần 55.000 học sinh, sinh viên, trong đó hơn 3.000 em theo học hệ cao đẳng; hơn 15.300 em học hệ trung cấp; gần 36.300 em được đào tạo hệ sơ cấp và đào tạo thường xuyên.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh hoạt động hiệu quả, kéo theo đó là nhu cầu lớn về nguồn nhân lực. Cũng vì vậy, nhiều học sinh THPT, THCS đã lựa chọn đi làm ngay sau khi tốt nghiệp chứ không tiếp tục học lên.

Theo kết quả khảo sát từ các cơ sở GDNN, có hơn 80% học sinh, sinh viên học nghề có việc làm sau tốt nghiệp 3 tháng, có thu nhập, giúp gia đình ổn định kinh tế.

Một điểm đáng ghi nhận là trong những năm gần đây, các cơ sở GDNN đã có nhiều đổi mới, linh hoạt, năng động trong công tác tuyển sinh. Ví dụ, Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại, Trường Cao đẳng Công nghiệp và Kinh tế công nghiệp, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch (Bộ Công Thương), Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật (Đại học Thái Nguyên)… thực hiện đào tạo ngành nghề các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Đối tượng được xét tuyển là học sinh trên cả nước.

Cụ thể như Trường Cao Đẳng Luật Miền Bắc - Thái Nguyên đón học sinh đã tốt nghiệp THCS tiếp tục đăng ký đi học THPT và học nghề tại trường. Sau 3 năm, khi tốt nghiệp chương trình THPT, các em cũng được cấp song song một văn bằng Trung cấp Luật.

Nhằm trang bị cho lực lượng lao động trẻ hành trang lập nghiệp chắc chắn, Sở LĐTBXH Thái Nguyên đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở GDNN triển khai nhiều hoạt động truyền thông về đào tạo nghề nâng cao nhận thức chất lượng nguồn nhân lực, phân luồng, định hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Đồng thời tổ chức các ngày hội việc làm; phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng; phiên giao dịch việc làm lưu động; phiên giao dịch việc làm online; các buổi ngoại khóa, hội nghị tư vấn, trao đổi với nhà tuyển dụng để tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên, người lao động về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề.

Cùng đó, các cơ sở GDNN cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho người học, như: miễn giảm học phí, miễn 100% phí nhà ở ký túc xá, có chế độ học bổng theo theo định...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn