MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bài toán thiếu giáo viên đã dần có lời giải. Ảnh: Bằng Linh

Thêm lời giải cho bài toán đặt hàng đào tạo giáo viên

Bằng Linh LDO | 18/08/2023 06:21

Sau nhiều vướng mắc khi triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP tại nhiều địa phương, mới đây Bộ GDĐT đang trình dự thảo sửa đổi Nghị định này để chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được triển khai thuận lợi.

Từ chuyện địa phương lúng túng

Báo Lao Động đã phản ánh câu chuyện tại Thanh Hoá, khi thực hiện nghị định 116, năm 2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo thực hiện. Theo đó, tổng số sinh viên được tuyển theo nghị định năm 2021 là 1.412, trong đó Đại học Hồng Đức là 1.128, Đại học Văn hóa - Thể thao - Du lịch là 284 sinh viên. Tổng số kinh phí cần có cho học kỳ I/2021 là 24,3 tỉ đồng.

Năm 2023, UBND tỉnh dự toán giao nhiệm vụ tuyển sinh bằng năm 2022 là 1.533 chỉ tiêu. Theo đó, số kinh phí cộng dồn của cả năm 2021, 2022 chưa được bố trí và học kỳ I/2023 sẽ lên đến gần 166,5 tỉ đồng.

Vấn đề ở chỗ, số tiền để đào tạo kiểu “đặt hàng” giáo viên lại chưa rõ nguồn chi trả. Từ năm 2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã nhiều lần có văn bản báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính đề xuất bố trí kinh phí cấp bù cho các năm 2021, 2022 và bố trí kinh phí cho năm 2023 nhưng vẫn không có câu trả lời từ Bộ Tài chính. Đó là lý do, Thanh Hoá vẫn tiếp tục thực hiện Nghị định 161 nhưng ở đang… nhỏ giọt.

Theo báo cáo của Bộ GDĐT, tỉ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ (theo Nghị định 116) chỉ chiếm 17,4% so với số sinh viên nhập học và chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu là 23/63 tỉnh, thành phố.

Như vậy, số sinh viên thuộc diện “đào tạo theo nhu cầu xã hội” và được ngân sách Nhà nước cấp (thông qua Bộ GDĐT) chiếm tỉ lệ 75,7% so với số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và 82,6% so với số sinh viên nhập học.

Một vấn đề khác đó là sinh viên được đào tạo theo hình thức đặt hàng, nhưng khi tốt nghiệp muốn trở thành giáo viên và phục vụ trong ngành giáo dục thì phải qua kỳ thi tuyển viên chức.

Theo Nghị định 116, nếu sinh viên tốt nghiệp và không công tác trong ngành sẽ phải bồi hoàn chi phí đào tạo. Nếu sinh viên không trúng tuyển kỳ thi viên chức, nghĩa là không do ý muốn chủ quan của người học thì có phải bồi hoàn chi phí hay không.

Nghị định mới đã có lời giải?

Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 116 có hướng vẫn giữ phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm, tuy nhiên quy định không bắt buộc các địa phương phải thực hiện, mà tùy theo điều kiện, nhu cầu của các địa phương thì tự đảm bảo kinh phí triển khai thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP.

Từ đó, quy định rõ trách nhiệm ngân sách Nhà nước (Trung ương, địa phương) phải đảm bảo kinh phí chi trả chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm theo phân cấp ngân sách (CSĐT thuộc bộ, ngành Trung ương thì NSTW đảm bảo kinh phí; CSĐT thuộc các địa phương thì địa phương bố trí kinh phí thực hiện), tránh trường hợp các địa phương không bố trí kinh phí thực hiện. Đảm bảo các sinh viên sư phạm sẽ được chi trả kinh phí theo đúng quy định của Luật Giáo dục 2019, không còn tình trạng sinh viên sư phạm không được hưởng hoặc chậm được hưởng chính sách hỗ trợ như hiện nay. Về bố trí kinh phí, dự thảo làm rõ: Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Các địa phương khó khăn chưa cân đối được ngân sách sẽ được ngân sách trung ương hỗ trợ để đảm bảo thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định cũng hướng dẫn việc bồi hoàn hỗ trợ: Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn