MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thí sinh hào hứng vì đề thi Ngữ văn vừa sức. Ảnh: Hải Nguyễn

Thí sinh dẫn vụ MC bạo hành em vợ, câu nói trong "Người phán xử" để làm bài Văn

Nhóm PV LDO | 07/06/2018 11:56
Hồ hởi bước ra từ phòng thi, nhiều thí sinh thích thú chia sẻ về đề thi môn Ngữ văn vừa sức. Có em khoe với bạn bè đã dẫn chứng câu nói nổi tiếng của ông trùm Phan Quân trong phim “Người phán xử” để viết bài nghị luận về vai trò của gia đình.

Đề Văn hay, vừa sức

Sáng nay 7.6, gần 95.000 học sinh Hà Nội dự thi lớp 10 THPT năm 2018 bước vào buổi thi đầu tiên môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút.

Bắt đầu từ 10h, thí sinh rời phòng thi sau khi đã hoàn thành bài.

Phụ huynh hồi hộp chờ ở ở cổng trường để đón con. 
Tại điểm thi THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ), thí sinh hồ hởi bước ra từ phòng thi. Ảnh: Linh Trang 
Tại điểm thi THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm), 10h sáng 7.6, phụ huynh đứng kín cổng trường để đón các sĩ tử. Ảnh: Phan Anh 
Tại điểm thi THPT Yên Hòa (Cầu Giấy), nhiều phụ huynh tập trung trước cổng trường hỏi thăm nam sinh cầm bánh mì chưa kịp ăn, hớt hải vào phòng thi giờ chót sáng nay. Gương mặt em rạng rỡ vì “trong cái rủi có cái may”, em hoàn thành bài thi khá tốt. Trên xe đạp vẫn còn nguyên chiếc bánh mì, chưa kịp ăn.
 
Tại điểm thi THPT Cầu Giấy, một phụ huynh vô cùng chu đáo khi đón con bằng một cốc nước trên tay. Ảnh: Hải Nguyễn
 Nhiều phụ huynh khác tập trung hỏi con về đề thi và  kết quả làm bài.

Đánh giá về đề thi Ngữ văn vào lớp 10 của Hà Nội, Vũ Đỗ Hào Anh (điểm thi THPT Chu Văn An) cho biết: “Em thấy đề ra câu nghị luận về gia đình rất thực tế. Em đã lấy câu "Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Tất cả những cái khác, có hay không, không quan trọng" của ông trùm Phan Quân trong phim "Người phán xử" để phân tích. 

Một số học sinh ở điểm thi THPT Yên Hòa (Cầu Giấy) cũng chia sẻ sự thích thú với đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm nay.

Các em cho biết đã liên hệ nhiều vấn đề nổi cộm, nhận được sự quan tâm của dư luận thời gian qua, như vMinh Tiệp bị tố bạo hành em vợ, bé Hải An hiến mắt, xâm hại tình dục... để làm dẫn chứng, phân tích, nhất là ở câu nghị luận xã hội, nói về vai trò của gia đình.

Thí sinh hào hứng thảo luận về đề thi Ngữ văn vào lớp 10. Ảnh: Hải Nguyễn

Thí sinh Đỗ Duy Đức (THCS Newton) cũng chung tâm trạng khi kết thúc môn thi đầu tiên: “Thật may vì đề thi này nằm trong tầm năng lực của em. Có thể gọi là “trúng tủ”, vì em được ôn khá kỹ.

Em đánh giá đây là một đề thi vừa sức, thí sinh có thể dễ dàng ăn điểm ở những câu cơ bản hỏi về tác giả tác phẩm. Em cầm chắc mình có thể được 8 điểm.

Phần nghị luận về gia đình là một câu gần gũi và theo em thấy dễ hơn nghị luận ở những năm trước. Phần về gia đình em viết được 1 mặt giấy, ngoài nêu ra vai trò của gia đình, gia đình tạo động lực cho mỗi người, em còn kể lại một câu chuyện của chính mình để làm dẫn chứng”.

Đề thi giảm phần học thuộc lòng

Theo các thầy cô của Hệ thống giáo dục Học mãi, so với đề thi năm 2017 và các năm trước, đề thi môn Ngữ văn năm nay vẫn giữ nguyên cấu trúc nội dung, cũng như cách phân bố điểm cho từng phần.

 

Phần I, để đạt điểm tối đa của câu hỏi này, học sinh không chỉ phân tích kỹ nội dung đoạn thơ mà cần thực hiện đúng các yêu cầu phụ về hình thức đoạn văn và các yêu cầu Tiếng Việt đi kèm.

Phần II,  đề hỏi về tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Câu hỏi giải thích từ “tiên nhân” có thể sẽ gây khó khăn cho thí sinh nếu không đọc kĩ văn bản. Câu nghị luận xã hội của đề yêu cầu bàn về vai trò của gia đình. Đây là chủ đề rất quen thuộc với các thí sinh nên nhiều bạn sẽ làm tốt câu hỏi này.

Với nội dung và cấu trúc như vậy, học sinh không cần phải học thuộc lòng và ghi nhớ quá nhiều mà chỉ cần hiểu được nội dung của tác phẩm, có kỹ năng đọc hiểu văn bản và khả năng diễn đạt tốt thì có thể hoàn thành bài thi.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn