MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên, thí sinh nên đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học theo nguyên tắc nước chảy. Ảnh: Phan Anh.

Thí sinh nên đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học theo “nguyên tắc nước chảy”

Phan Anh LDO | 16/07/2018 20:40
Năm nay, Bộ GDĐT cho phép thí sinh được đăng kí nhiều nguyện vọng, điều chỉnh và bổ sung số lượng nguyện vọng sau khi có điểm thi. Thế nhưng, thay vì vui mừng, nhiều người lại tỏ ra lo lắng, hoang mang không đưa ra được lựa chọn.

"Con trai tôi được 18,85 điểm khối D, nên đăng ký theo các trường điện tử, tự động hóa hay đăng ký hệ thống tin, cử nhân hệ điều dưỡng?".

"Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi em được 24 điểm, em nên đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học vào trường nào, xin các thầy tư vấn cho em". 

Nhiều chuyên gia giáo dục có mặt trong buổi tư vấn tại Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đây là những câu hỏi được thí sinh và phụ huynh gửi đến các chuyên gia giáo dục trong buổi tư vấn tuyển sinh vừa qua diễn ra tại sân trường Đại học Bách khoa Hà Nội ngày 15.7.

Mất phương hướng, không xác định được công việc yêu thích của bản thân hoặc không tự tin nộp hồ sơ vào ngành mình yêu thích có lẽ là hiện tượng phổ biến ở nhiều bạn trẻ.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, TS Lê Thị Thanh Mai - Trưởng Ban Công tác Sinh viên (ĐHQG-TPHCM) chia sẻ: “Chủ trương không giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh là chủ trương “mở” của ngành giáo dục để thí sinh chọn được hướng đi tốt nhất cho bản thân mình.

Tốt nhất ở đây vừa phù hợp với sở thích nghề nghiệp, với hoàn cảnh gia đình và với sức học của bản thân. Đại học luôn là ước mơ chính đáng của học trò, nhưng đó không phải là con đường duy nhất. Với sự liên thông giữa các ngành học, bậc học, thí sinh có thể chọn các ngành học mình yêu thích ở các trường khác nhau hoặc ngành học gần và tùy theo kết quả thi mà chọn bậc học phù hợp.

Những bạn điểm số thấp nên tìm hiểu thêm các ngành học ở trình độ cao đẳng hoặc trung cấp. Thành công hay thất bại không phụ thuộc vào bạn học gì mà là bạn học được gì, bạn có thể làm gì, và bạn biết làm gì”.

TS Nguyễn Đào Tùng - Trưởng ban Quản lý đào tạo, Học viện Tài chính.

Đồng quan điểm với TS Lê Thị Thanh Mai, TS Nguyễn Đào Tùng - Trưởng ban Quản lý đào tạo, Học viện Tài chính - chia sẻ: “Thí sinh nên đăng ký theo nguyên tắc nước chảy, nghĩa là nếu thí sinh đạt 22 điểm đăng ký vào ngành kế toán của trường nào đó, thí sinh cần nhận định là vào khung điểm nào để chọn trường.

Nếu muốn vào trường nào đó hãy chọn từ trên xuống dưới. Nếu không vào ngành điểm cao các năm thì sẽ vào ngành điểm thấp hơn.

Khi vào trường đó rồi, thí sinh sẽ được học theo nguyện vọng hai, theo sở thích.

Đối với những bạn 14 đến 17 điểm, nên chọn theo ngành. Khi đó, thí sinh không cần quan tâm đến trường đó là trường nào, công lập hay dân lập…

Ví dụ, cùng ngành kế toán, khi chọn cao nhất là đăng ký ngành kế toán của các trường Tài chính, Kinh tế Quốc dân, Thương mại rồi đến những ngành kế toán của các trường như Đại học Lao động, Công đoàn… thì thí sinh kiểu gì cũng đỗ theo đam mê của mình. Quý phụ huynh và thí sinh nên chọn như vậy, một là chọn trường, hai là chọn theo ngành phù hợp với mình”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn