MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thí sinh bàn luận sau khi kết thúc môn thi Ngữ Văn. Ảnh: Quỳnh Trang

Thí sinh Nghệ An nhận xét đề thi Ngữ văn không quá khó

Quỳnh Trang LDO | 28/06/2023 12:51

Nghệ An- Thí sinh cho biết đề thi năm nay ra tác phẩm “Vợ nhặt” và phần nghị luận nói về việc cân bằng cảm xúc trong cuộc sống không quá khó và khá thú vị.

Sáng 28.6, theo ghi nhận tại tại các điểm thi của tỉnh Nghệ An đa số thí sinh cho biết làm tốt bài thi môn Ngữ văn vì đã ôn bài khá kỹ.

Tại điểm thi THPT Chuyên Phan Bội Châu, em Lê Yến Nhi lớp 12, Trường THPT Hecman cho biết, em rất tự tin vào môn văn bởi đây là môn sở trường. Đề thi cho phân tích tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân nằm trong những tác phẩm mà em đã học và tìm hiểu rất kỹ.

Thí sinh vui vẻ ra khỏi phòng thi sau khi hoàn thanh môn Văn tại điểm trường Chuyên Phan Bội Châu. Ảnh: Quỳnh Trang

Thí sinh Yến Nhi cũng cho hay phần đọc hiểu cũng dễ hơn so với năm 2022.

"Phần đề văn hỏi về thái độ đối với cuộc sống trong tác phẩm này. Em thấy đề này dễ hơn. Em tự tin đạt khoảng 8 điểm", thí sinh Yến Nhi nói.

Em Lê Yến Nhi, học sinh lớp 12, Trường THPT Hecman cho biết, em rất tự tin vào môn văn bởi đây là môn sở trường. Ảnh: Quỳnh Trang

Còn thí sinh Nguyễn Thị Mai Anh, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu cho biết, phần đọc hiểu các dạng này câu hỏi không quá hóc búa, dạng đề trong bài "Vợ nhặt" dù không ôn kỹ nhưng đã được làm quen trong quá trình ôn tập.

Còn phần nghị luận xã hội kết nối liền ý với phần đọc hiểu, bàn về câu chuyện cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. Đây là một vấn đề đáng được suy nghĩ với các trong các bạn trẻ hiện nay, đặc biệt khi người trẻ ngày nay thường gặp các vấn đề cảm xúc.

Thí sinh Nguyễn Thị Mai Anh, điểm thi Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu vui vẻ sau khi kết thúc môn Văn. Ảnh: Quỳnh Trang

“Cân bằng cảm xúc giữa bão giông còn là một cơ hội để chúng ta hoàn thiện bản thân. Cảm xúc của ta có thể biến đổi, nhưng ta không thể lấy đó là nguyên cớ, là lí do cho những sai lầm.

Điều cần làm là hãy không ngừng rèn luyện mình. Do vậy, dù làm gì, cũng hãy học cách cân bằng cảm xúc, dùng cái đầu lạnh chế ngự một trái tim nóng. Và chắc chắn, thành công sẽ đến với bạn”, Mai Anh nói thêm.

Thí sinh Trần Việt Dũng, học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng cho biết, đề thi quen thuộc với phần đọc hiểu và làm văn. Như các năm trước ngữ liệu sử dụng trong phần đọc hiểu nằm ngoài sách giáo khoa nhưng có 3 câu học sinh dễ dàng lấy điểm, chỉ câu cuối của phần đọc hiểu có tính phân hóa.

“Ở phần văn học tác phẩm "Vợ nhặt" phân tích bữa cơm gia đình và cuộc sống rất hay", tạo cơ hội cho những học sinh có năng lực cảm thụ tốt. Trong khi những học sinh nắm kiến thức cơ bản ở mức trung bình cũng có thể có điểm.

Riêng phần nghị luận xã hội không khó và cũng tình cờ nội dung đề cập đến một chủ đề làm chủ cảm xúc bản thân, biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. Sau khi làm bài xong, em dự đoán có thể đạt điểm 8”, Dũng nói.

Trao đổi với PV, cô Nguyễn Thị Diệu Nhi, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách cho biết, đề văn năm có tính phân hoá cao, bám sát đề minh hoạ của Bộ. Trong đó, phần đọc - hiểu không dễ so với các năm trước, các câu 1,2,3 thí sinh đều dễ dàng trả lời được.

Cô Nguyễn Thị Diệu Nhi - Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách cho biết, đề văn năm có tính phân hoá cao, bám sát đề minh hoạ của Bộ. Ảnh: Quỳnh Trang

Còn ở câu hỏi nghị luận xã hội, yêu cầu của đề về việc cân bằng cảm xúc trong cuộc sống cũng là đề tài gần gũi với thí sinh. Đây là một điểm sáng tích cực của đề thi, tạo được sự hứng thú cho thí sinh khi các em làm bài.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn