MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thí sinh ủ rũ, buồn bã vì không hài lòng với bài thi môn Toán

Thi THPT Quốc gia năm 2018: Chấm dứt "cơn mưa" điểm 10 môn Toán

Nhóm PV LDO | 25/06/2018 19:27

Theo nhận định của các giáo viên Hệ thống Giáo dục Học mãi, so với năm trước, đề thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2018 có độ khó hơn hẳn. Vì thế sẽ không còn tình trạng "mưa" điểm 10 môn Toán như năm 2017.




Theo đó, nhìn chung, các mã đề có dạng câu hỏi tương tự nhau, phần lớn là thay số. Trong mỗi mã đề có khoảng 10 câu hỏi (chiếm 20% tổng số câu) thuộc chương trình lớp 11.

Về dạng thức của câu hỏi ở mức độ tương đương đề thi minh họa. Đề được sắp xếp từ dễ đến khó như thông lệ hàng năm, khoảng 25 câu đầu ở mức Nhận biết, Thông hiểu; từ câu 26 trở đi là các câu hỏi có tính vận dụng, đặc biệt có khoảng 10 câu hỏi cuối có độ khó hơn hẳn. Với đề thi như vậy, thí sinh rất khó để đạt điểm tuyệt đối.

Về độ khó, đề thi xuất hiện nhiều câu hỏi yêu cầu thí sinh vừa phải có tư duy tốt đồng thời giỏi về khả năng tính toán. Ví dụ câu 44 mã đề 105 (câu 50 của mã đề 115) đề bài hỏi về tiếp tuyến, có sự kết nối kiến thức lớp 12 và lớp 11. Thí sinh rất dễ bị mất điểm bởi các phương án nhiễu.

Đề thi cũng xuất hiện các câu hỏi có yếu tố thực tiễn bên cạnh những dạng toán thường gặp như mọi năm. Ví dụ: Dạng toán về lãi suất; toán về thể tích khối hộp thì có một câu hỏi không khó nhưng tương đối lạ là bài toán về “bút chì” (câu 30, mã đề 104).

Cũng chung quan điểm đó, sau khi tham khảo đề thi môn Toán và lắng nghe phản hồi của học sinh, thầy Lê Văn Cường, giáo viên trường THPT Nguyễn Tất Thành cho rằng: “So với năm ngoái, đề thi năm nay nhiều học sinh kêu than khó hơn, vì thế điểm 9, 10 sẽ ít hơn nhiều. Nếu là học sinh khá giỏi thì làm đề này vẫn vất vả. Nhiều học sinh cho rằng mình đủ năng lực để đạt điểm 10 nhưng trong thời gian ngắn thì không thể làm được”.

Đồng thời, thầy Lê Văn Cường cũng đưa ra nhiều nhận định và đánh giá về hình thức thi trắc nghiệm. Từ đó đưa ra lời khuyên cho sĩ tử trong kỳ thi “vượt vũ môn”: “Thi theo hình thức trắc nghiệm đã tạo ra nhiều thay đổi trong cách dạy và học. Thứ nhất xét về ưu điểm, học sinh phải học tất cả kiến thức trong chương trình học, học sinh không được bỏ qua. Từ đó tạo ra cơ hội phát triển năng lực học sinh, tránh tình trạng học tủ, học lệch.

Thứ hai, về phương diện chấm thi, như Bộ GDĐT đã nói, hình thức thi này sẽ đảm bảo được những sai sót.

Về nhược điểm, học sinh sẽ cẩu thả hơn vì không phải trình bày như trước. Nếu học sinh không tự giác thì sẽ trở nên càng lười hơn”.

“Để làm tốt đề trắc nghiệm, học sinh ngoài nắm vững kiến thức còn phải có những kỹ năng giải quyết giải quyết vấn đề, kỹ năng giải toán và phải thường xuyên làm toán vì trắc nghiệm đòi hỏi phải làm trong thời gian ngắn với số lượng lớn câu hỏi nên năng lực tính toán sẽ được bộc lộ.

Về những mẹo được chia sẻ trên mạng xã hội để đạt điểm cao hơn thì học sinh có thể dùng máy tính nhưng điểm sẽ không cao, phải thực sự nắm vững kiến thức thì điểm mới cao được” – Thầy Lê Văn Cường chia sẻ thêm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn