MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018. Ảnh: Vân Trang

Thi tốt nghiệp THPT 2 môn bắt buộc để gọn nhẹ, độ tin cậy cao

Trà My - Vân Trang LDO | 29/10/2023 08:39

Hiện nhiều ý kiến giáo viên, học sinh và chuyên gia giáo dục ủng hộ phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang thực hiện lấy ý kiến khảo sát phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Cụ thể, có 3 phương án được đưa ra:

Phương án 4+2 với 4 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12;

Phương án 3+2 với 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 môn lựa chọn;

Phương án 2+2 với 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn.

Để có cái nhìn đa chiều, Báo Lao Động có cuộc trò chuyện cùng PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 về vấn đề này.

Thưa ông, ông đánh giá thế nào về các phương án thi tốt nghiệp THPT đang được Bộ GDĐT đề xuất?

- Tôi đã có ý kiến góp ý với Bộ GDĐT bằng văn bản. Tôi thấy sự chuẩn bị của Bộ về việc lấy ý kiến và nghiên cứu phương án thi là cẩn thận và chu đáo. Chỉ tiếc là đối tượng lấy ý kiến các tầng lớp xã hội chưa có phản hồi nhiều, do cách xin ý kiến (treo lên trang web của Bộ GDĐT trong 60 ngày).

Tiêu chí, nguyên tắc cũng như các phương án Bộ nêu lên là có cơ sở. Còn có nhiều ý kiến nên bỏ kì thi này, nhưng muốn bỏ thi cần sửa Luật Giáo dục (2019); sửa yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW; Nghị quyết số 88/2014/QH của Quốc hội và nhiều vấn đề liên quan khác nữa. Vì thế, không phải thích bỏ là bỏ được. Với bối cảnh hiện nay, tôi thấy các phương án nêu lên lấy ý kiến là phù hợp.

Vậy ông ủng hộ phương án nào?

- Tôi ủng hộ phương án 2+2 ngay từ đầu. Vì phương án này phù hợp với tất cả các tiêu chí và nguyên tắc mà Bộ GDĐT nêu lên, nhất là đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW; Nghị quyết số 88/2014/QH của Quốc hội: “Gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm thời gian, đỡ tốn kém mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh”.

Nhiều ý kiến lo ngại nếu phương án 2+2 trở thành phương án thi tốt nghiệp THPT chính thức từ năm 2025 sẽ gây mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Tôi thấy không mất cân bằng mà ngược lại, vì Toán và Ngữ văn là 2 môn tiêu biểu cho 2 loại tư duy, 2 lĩnh vực cơ bản và cũng là 2 môn học được nhiều nước lựa chọn trong đánh giá năng lực; cũng như thi tốt nghiệp cấp THPT... Các khối tổ hợp môn học ở THPT đều liên quan đến 2 môn học này. Minh chứng rõ nhất là mùa tuyển sinh vừa qua, trong số các trường đại học đào tạo ngành y ở Việt Nam, có nhiều trường dùng tổ hợp có môn Ngữ văn để xét tuyển.

Ngoài ra, phương án này phù hợp cho cả 2 đối tượng thí sinh hệ phổ thông và hệ giáo dục thường xuyên...

Xin cảm ơn ông!

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn