MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thu nhập hàng triệu giáo viên sẽ tăng khi cải cách tiền lương. Ảnh: Hải Nguyễn

Thu nhập của hàng triệu giáo viên sẽ tăng khi cải cách tiền lương

Vân Trang LDO | 29/10/2023 07:26

Sau khi cải cách tiền lương năm 2024, thu nhập của hàng triệu giáo viên sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.

Trông đợi được tăng lương

Cô Hoàng Thu Thuỷ - giáo viên mầm non tại Hà Nội cho rằng, không khỏi chạnh lòng khi được hỏi về thu nhập. Theo cô Thuỷ, công việc này áp lực về thời gian, trọng trách lại nặng nề, nhưng mức lương lại tương đối thấp so với các ngành nghề khác.

Bản thân cô Thuỷ đã có khoảng 2 năm nghỉ việc bởi áp lực công việc, thu nhập thấp. Cô từng làm qua rất nhiều nghề nhưng cuối cùng, lại quay lại với nghề giáo.

"Đa số các cô yêu nghề, yêu trẻ nên tiếp tục gắn bó lâu năm. Nhưng làm nghề này để có kinh tế thì không" - cô Thuỷ tâm sự.

Cô Nguyễn Thị Duyên, giáo viên Trường Tiểu học Tân Hòa Thành (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) cũng bày tỏ mong muốn, mức lương của giáo viên sẽ sớm được cải thiện.

Theo cô Duyên, mỗi giáo viên khi tham gia lĩnh vực giáo dục đều rất tâm huyết với nghề, tận tâm trong công việc, nỗ lực không ngừng trau dồi kiến thức để nâng cao chất lượng dạy học. Do đó, cần có mức lương phù hợp hơn để giáo viên yên tâm công tác.

Thu nhập giáo viên ảnh hưởng thế nào khi cải cách tiền lương?

Hàng triệu giáo viên trên cả nước đều đang trông chờ những thay đổi tích cực sau cải cách tiền lương năm 2024.

Theo các nội dung Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2018, cải cách tiền lương sẽ tác động, đem đến một số thay đổi đáng chú ý đến tiền lương giáo viên. Dự kiến từ ngày 1.7.2024, lương giáo viên sẽ có nhiều thay đổi.

Cụ thể, giáo viên sẽ được trả lương theo bảng lương mới

Cơ cấu tiền lương mới sau cải cách của giáo viên sẽ gồm ba bộ phận là lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng. Do đó, so với hiện nay, lương giáo viên trong khu vực công sẽ được bổ sung thêm tiền thưởng.

Đồng thời, việc trả lương của giáo viên là viên chức sẽ không thực hiện theo (hệ số x mức lương cơ sở) như hiện nay mà được thay thế bằng các bảng lương theo vị trí việc làm, là con số cụ thể, bảo đảm không thấp hơn lương hiện nay đang được hưởng, cụ thể gồm:

Một bảng lương chức vụ dành cho giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo trong trường học như hiệu trưởng, hiệu phó…

Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng với giáo viên không giữ chức danh lãnh đạo. Bảng lương này sẽ bao gồm nhiều bậc lương và những người làm cùng mức độ phức tạp công việc thì lương bằng nhau, giáo viên sẽ được hưởng lương cao hơn nếu có điều kiện lao động cao hơn…

Riêng giáo viên là người lao động thì sẽ được điều chỉnh lương tối thiểu vùng và được trả lương theo thỏa thuận giữa trường học với giáo viên đó gắn với năng suất và kết quả lao động.

Giáo viên sẽ được sắp xếp lại các khoản phụ cấp

Cũng giống cán bộ, công chức, viên chức khác, giáo viên là viên chức sẽ được sắp xếp lại chế độ phụ cấp khi cải cách tiền lương. Tuy nhiên, dù sắp xếp lại thì cơ cấu phụ cấp của giáo viên vẫn phải chiếm 30% tổng quỹ lương. Cụ thể:

Vẫn giữ lại các loại phụ cấp: Phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, khu vực, trách nhiệm công việc, lưu động…

Gộp các loại phụ cấp: Phụ cấp ưu đãi theo nghề, trách nhiệm theo nghề, độc hại nguy hiểm thành phụ cấp theo nghề; phụ cấp đặc biệt, thu hút và trợ cấp công tác lâu năm thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn…

Bãi bỏ các khoản phụ cấp: Thâm niên nghề, chức vụ lãnh đạo, công tác Đảng đoàn thể chính trị - xã hội, công vụ…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn