MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tin tức giáo dục 24h: Số lượng giáo sư tăng mạnh do “háo danh”; sinh viên phản đối nghỉ Tết quá dài

TN LDO | 06/02/2018 19:04
Những trường để xảy ra tiêu cực trong thi cử, lạm thu, dạy và học thêm không đúng quy định, bạo lực học đường sẽ không được xét hoặc bị hạ thi đua; chấm điểm hiệu trưởng, thưởng tết cho giáo viên, số lượng GS, PGS tăng nhiều do “háo danh”... là những thông tin giáo dục được chú ý trong 24h qua.

1. Để xảy ra lạm thu, bạo lực học đường bị “cắt” thi đua

Sở GDĐT Hà Nội vừa ban hành tiêu chí đánh giá thi đua các trường THPT năm học 2017 - 2018. Theo đó, những trường để xảy ra tình trạng vi phạm về hành chính, quy chế thi, tuyển sinh, lạm thu, thu chi tài chính, dạy thêm không đúng qui định, có cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo, để học sinh bị tử vong hoặc đánh nhau trong trường học... sẽ không được xét khen thưởng hoặc sẽ hạ mức khen thưởng. Chi tiết xem tại đây.

2. “Dùng mọi cách” để được phong hàm GS, PGS

Hiện nay một bộ phận cán bộ, giảng viên “dùng mọi cách” để được phong hàm GS, PGS. Đó chính là bằng chứng của việc háo danh và giải quyết “khâu oai”. Nhiều chuyên gia giáo dục cũng đã lên tiếng cho rằng cần “trả” quyền tự phong GS, PGS cho các trường đại học. Bên cạnh đó, GS, PGS chỉ là chức danh dành cho những người trực tiếp giảng dạy, có biên chế cụ thể tại trường. Người làm công tác quản lý, hoạt động trong doanh nghiệp, không có công trình nghiên cứu, không tham gia giảng dạy không nên tham gia vào chức danh này. Chi tiết xem tại đây.

3. Thi thử THPT quốc gia 2018 vào giữa tháng 3

Sở GDĐT Hà Nội sẽ tổ chức kì kiểm tra, khảo sát cho học sinh lớp 12 trên toàn thành phố từ ngày 14.3 đến 17.3. Đợt khảo sát sẽ được thực hiện như thi THPT quốc gia năm 2018. Chi tiết xem tại đây.

4. “Chấm điểm” hiệu trưởng các trường phổ thông

Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông. Theo đó, có 5 tiêu chuẩn và 21 tiêu chí để “chấm điểm” về người nắm giữ chức danh này. Chi tiết xem tại đây.

Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường phổ thông căn cứ vào trên năng lực, quá trình và kết quả làm việc của hiệu trưởng, ý kiến của tập thể giáo viên, nhân viên trong trường; ý kiến của cha mẹ học sinh, cộng đồng và ý kiến đánh giá, kết luận của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp. Chi tiết xem tại đây.

5. Mơ về thưởng Tết cho giáo viên

Những ngành nghề khác thường quá quen thuộc với câu chuyện thưởng Tết bằng “tháng lương thứ 13”, thậm chí là tháng lương thứ 14, 15, 16. Thế nhưng, giáo dục là ngành đặc thù và xa lạ với cụm từ “lương tháng 13”. Có chăng, chỉ xuất hiện ở các trường tư thục. Tuy nhiên, với nhiều thay đổi trong quản lý, giáo viên các trường công lập đã được quan tâm nhiều hơn. Chi tiết xem tại đây.

6. Phản đối nghỉ Tết quá dài

Đây là câu chuyện lạ một sinh viên đã lên mạng xã hội kêu gọi các bạn cùng ký đơn để mong trường rút ngắn thời gian nghỉ Tết. Chi tiết xem tại đây.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn