MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tin tức giáo dục 24h: Tổng hợp góc nhìn vụ bắt học sinh súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng

TH LDO | 05/04/2018 21:25
Những thông tin về giáo dục 24h qua “nóng” lên bởi nhiều nội dung như việc cô giáo ở Hải Phòng bắt học sinh lớp 3 súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng; Công bố các đơn vị xác nhận hồ sơ "không chuẩn xác" cho ứng viên GS, PGS; Kỉ luật Hiệu trưởng vụ giáo viên quỳ gối…

1. Công bố 31 đơn vị xác nhận hồ sơ "không chuẩn xác" cho ứng viên GS, PGS

Bộ GDĐT đã công bố danh sách các đơn vị xác nhận hồ sơ không chuẩn xác cho ứng viên GS, PGS 2017, trên cơ sở công khai, minh bạch và sẽ có hình thức xử lý nghiêm. Theo đó, danh sách này gồm 31 đơn vị.

Cũng trong công văn này, Bộ GDĐT nhìn nhận sai sót của việc xét duyệt hồ sơ và công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS chủ yếu nằm ở nhiều khâu. Chi tiết xem tại đây.

2. Bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng vì nói chuyện riêng

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương - giáo viên Trường Tiểu học An Đồng, huyện An Dương, TP.Hải Phòng đã bắt học sinh súc miệng bằng nước vắt từ giẻ lau bảng, sau khi học sinh mắc lỗi nói chuyện riêng trong lớp. Chi tiết xem tại đây.

Theo lời kể của học sinh và gia đình, cô giáo chê còn loãng nên vắt thêm nước từ giẻ lau bảng bắt học sinh uống. Chi tiết xem tại đây.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ GDĐT yêu cầu Sở GDĐT TP.Hải Phòng chỉ đạo kiểm điểm, có hình thức xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo nghiêm trọng này. Chi tiết xem tại đây.

Ngày 5.4, Hội đồng Sư phạm nhà trường đã quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương - cô giáo phạt học sinh bằng cách bắt uống nước vắt từ giẻ lau bảng. Chi tiết xem tại đây.

Bà Ninh Thị Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam - khẳng định hành động bắt học sinh “súc miệng” bằng nước giặt giẻ lau bảng của cô giáo ở Hải Phòng đã vi phạm nghiêm trọng Luật Trẻ em. Đây là một dạng hành hạ trẻ em. Không nên để cho cô giáo này tiếp tục làm nghề sư phạm. Chi tiết xem tại đây.

3. Tiếp vụ cô giáo “quyền lực”

Phạm Song Toàn (lớp 11, THPT Long Thới, TPHCM) và gia đình có nguyện vọng chuyển trường sau khi nữ sinh phản ánh cô giáo dạy Toán không giảng bài trong thời gian dài. Tuy nhiên, quan điểm của Sở GDĐT TPHCM cho rằng, nữ sinh này không nên chuyển trường vì có nhiều bất lợi. Chi tiết xem tại đây.

Việc Phạm Song Toàn bị sang chấn tâm lý và phải chuyển trường sau khi dũng cảm phản ánh sự việc cô giáo không giảng bài suốt hơn 3 tháng gây hoang mang với học sinh và phụ huynh cả nước. Trách nhiệm thuộc về ai? Chi tiết xem tại đây.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn