MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh đều phải tuân thủ những nội quy nghiêm ngặt của nhà trường. Ảnh: Kênh 14

Tranh cãi về “kỷ luật thép' của Trường THPT Lương Thế Vinh

Bích Hà LDO | 30/09/2017 11:00
Việc sử dụng hình phạt quá nghiêm khắc, thiếu sự sẻ chia, đôi khi sẽ khiến học sinh không “tâm phục khẩu phục”.

Áp lực đè nặng lên cả phụ huynh và học sinh

Ngày 28.9, website Trường THPT Lương Thế Vinh đăng tải nội quy năm học 2017-2018 với nhiều quy định nghiêm khắc. Việc đăng tải công khai bản nội quy, giữa thời điểm trường bị một phụ huynh “tố” giáo dục hà khắc, như muốn khẳng định, nhà trường sẽ tiếp tục duy trì phương pháp giáo dục nghiêm khắc với học sinh.

 Một phần trong nội quy sử dụng facebook của trường THPT Lương Thế Vinh.

Kỷ luật là việc làm cần thiết để răn đe học sinh hư, nhưng làm không khéo, hoặc quá cứng nhắc đôi khi thành phản tác dụng.

Là một cựu học sinh của Trường THPT Lương Thế Vinh, L.M.Đ cho biết mình không phục một số nội quy mà nhà trường đưa ra: “Em thấy một số nội quy trường đưa ra chưa hợp lý, như chuyện quy định về đầu tóc, hay sử dụng faebook. Đó là những chuyện thuộc về đời tư của mỗi người”.

L.M.Đ cũng cho rằng, với những bạn học lực kém, thầy cô nên tìm cách cụ thể giúp các bạn ấy tiến bộ, chứ không phải dùng phụ huynh, hay đuổi học như một sự đe dọa để các bạn phải học. “Em cảm giác mình không có tiếng nói. Nếu bạn chưa học thuộc bài trước khi đến lớp, chẳng ai quan tâm đến việc tại sao không thuộc, mà chỉ cần biết điểm thấp thì sẽ phạt. Thực sự quãng thời gian học cấp 3 của em vô cùng áp lực” - L.M.Đ chia sẻ.

Có con từng học ở THPT Lương Thế Vinh (Cầu Giấy, Hà Nội), chị Đ.T.N cho biết, cả hai mẹ con chị bị ám ảnh về chuyện đi học đúng giờ. “Muộn 5 phút các con sẽ bị phạt đi lao động công ích cả tiết. Quan trọng hơn, nếu không được vào học tiết đó, học sinh sẽ bị hổng kiến thức, không theo kịp các bạn và sẽ phải đi phụ đạo, vì điểm thấp thì bị trách mắng, coi như tội đồ. Tôi có cảm giác việc học tập của con không khác một cuộc chạy đua, lúc nào cũng phải lên dây cót trong tình trạng sẵn sàng chạy” – chị Đ.T.N cho biết.

Hình thức cấm không phải là cách giáo dục tốt nhất!

Đánh giá về bản nội quy của Trường THPT Lương Thế Vinh, thầy Đỗ Việt Khoa (người nổi tiếng với những vụ chống tiêu cực trong môi trường giáo dục) cho rằng, việc cấm đoán không phải là cách giáo dục tốt nhất.

Việc sáng tạo ra các hình thức kỷ luật mới, quá hà khắc đôi khi không mang tính chất giáo dục mà có khi lại xúc phạm thân thể, nhân phẩm của học sinh.

“Kỷ luật học sinh tùy tiện, hà khắc là một hành vi sỉ nhục, hành hạ trẻ em, cần phải lên án” – thầy Đỗ Việt Khoa nhấn mạnh.

Nguyễn Thị Hải (một phụ huynh ở Hà Nội) cũng cho rằng: “Việc đưa ra một loạt hành vi cấm, và nhất nhất bắt học sinh làm theo thực sự không phù hợp với cách giáo dục đa chiều. Trẻ cần được dẫn dắt và định hướng đúng chứ không phải cấm đoán và ép buộc chúng làm theo mong muốn của nhà trường”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn