MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Trường Lương Thế Vinh duy trì phương pháp giáo dục nghiêm khắc: Nên hay không?

Đặng Chung LDO | 01/10/2017 13:00
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, tính kỷ luật là điều cần thiết trong môi trường giáo dục, tuy nhiên không nên kỷ luật theo kiểu áp đặt.
Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh trong một buổi sinh hoạt tập thể. Ảnh: Tri thức trẻ

Kỷ luật áp đặt sẽ khiến học sinh không phục!

Những ồn ào qua lại giữa phụ huynh và giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã kéo theo những tranh luận trái chiều về cách thức giáo dục học sinh.

Không ít người ủng hộ phương pháp giáo dục nghiêm khắc mà trường đưa ra, về việc siết chặt kỷ luật học sinh bằng một loạt hình phạt, từ nhổ cỏ, tưới cây, rửa bát… đến viết bản kiểm điểm và đuổi học.

Người khác lại cho rằng việc giáo dục học trò bằng hình phạt, đánh vào nỗi sợ hãi của chúng không phải là một phương pháp tối ưu, thậm chí thể sự bất lực của người thầy.

Dưới góc độ nhà tâm lý giáo dục, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - chia sẻ: “Tôi quan niệm người thầy phải dùng năng lực sư phạm của mình thực hiện được những yêu cầu giáo dục mà anh đặt ra, chứ không phải vì bất lực mà áp đặt lên suy nghĩ của học trò. Chúng ta là nhà giáo, chứ không phải tay anh chị mà thực hiện sức mạnh của mình bằng nắm đấm, hay những quy định cứng nhắc, bắt học trò phải làm theo”.

TS Lâm cũng cho biết, hiện mỗi trường đều có nội quy riêng. Trong nội quy đó không thể thiếu những quy định về những điều học sinh không được phép làm và nếu vi phạm đương nhiên sẽ bị kỷ luật. Ông cho rằng dù trường đưa ra quy định cứng, nhưng người giáo viên nên áp dụng một cách mềm dẻo.

"Học sinh đi muộn cũng có nhiều lý do. Trước khi đưa ra sự trừng phạt, giáo viên nên lắng nghe và chia sẻ với các em. Giáo viên cũng phải làm gương trước, chứ không thể bắt học sinh làm những việc mà chính thầy cô cũng không làm được” – TS Lâm chia sẻ.

 Các mức kỷ luật học sinh theo Thông tư 08/TT của Bộ GDĐT.

Trường tư có quyền đuổi học sinh?

Thông tư 08/TT năm 1988 hướng dẫn về khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông do Bộ GDĐT ban hành, trong đó quy định 2 mức kỷ luật cao nhất là đuổi học 1 tuần và 1 năm. Sau thời gian kiểm điểm, sửa chữa bản thân, HS vẫn có cơ hội quay trở lại trường học.

Còn trong nội quy của Trường THPT Lương Thế Vinh nêu rõ: “Hội đồng kỷ luật và ban giám hiệu nhà trường sẽ quyết định việc từ chối giáo dục hay đề nghị chuyển trường đối với học sinh vi phạm”.

Dư luận băn khoăn, cứ là trường tư thì có quyền từ chối, loại dần những học sinh có khả năng tiếp thu kém hơn như vậy?

Mục đích cuối cùng của giáo dục là sự trưởng thành toàn diện của học sinh, chứ không phải là trừng phạt, hay dừng lại ở những điểm số, thành tích.

Chưa kể, hình thức kỷ luật này đang vi phạm quyền của trẻ em là quyền được bảo vệ, tôn trọng và quyền được đi học quy định trong Hiến pháp VN và Luật Trẻ em 2016.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn