MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.

Tuyển sinh 2019: Hai ngành của ĐHSP Hà Nội 2 thi tuyển môn năng khiếu

Nguyễn Hà LDO | 10/03/2019 13:30

Giáo dục Mầm non và Giáo dục Thể chất là hai ngành mà trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kết hợp thi tuyển và xét tuyển.

Trong phương án tuyển sinh 2019 của nhà trường, điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp cấp THPT, riêng nhóm ngành sư phạm (nhóm ngành đào tạo giáo viên) sẽ chỉ tuyển những thí sinh có hạnh kiểm lớp 10, 11, 12 đạt từ loại khá trở lên, thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên không yêu cầu về học lực giỏi; thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi; riêng ngành Giáo dục Thể chất phải có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên; Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

Ngành Giáo dục thể chất chỉ tuyển thí sinh nam cao tối thiểu 1,65m nặng 45kg trở lên, nữ cao tối thiểu 1,55m nặng 40kg trở lên.

Nhà trường Kết hợp thi tuyển và xét tuyển (Áp dụng đối với ngành Giáo dục Mầm non và ngành Giáo dục Thể chất). Với ngành Giáo dục Mầm non thi 3 nội dung năng khiếu là kể chuyện, Đọc diễn cảm, Hát. Môn năng khiếu ngành Giáo dục Thể chất thi 2 nội dung: Bật xa tại chỗ và chạy cự ly 100m. Xét tuyển: Dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT và điểm thi môn năng khiếu.

Về xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT, thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi; riêng ngành Giáo dục Thể chất phải có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên.

Đối với các ngành ngoài sư phạm, nhà trường chỉ nhận hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển có điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 5,0 điểm (theo thang điểm 10), chưa cộng điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực trong tuyển sinh.

Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên không yêu cầu về học lực giỏi. Thí sinh không bị điểm liệt trong kỳ thi THPT quốc gia. Cụ thể: Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): Từ 1,0 điểm trở xuống. Điểm liệt của mỗi môn thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: Từ 1,0 điểm trở xuống.

Về ưu tiên xét tuyển: Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển, cụ thể: Đối với thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp THPT, nếu có kết quả thi THPT quốc gia đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho vào học.

Thí sinh đoạt huy chương vàng các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Uỷ ban TDTT có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, được ưu tiên xét tuyển vào ngành Giáo dục thể chất. Những thí sinh đoạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn