MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Dự thảo mới bổ sung định nghĩa tàu thủy cao tốc. Ảnh: Minh Quân

Bổ sung nhiều quy định mới về tàu thủy cao tốc

Xuyên Đông LDO | 15/10/2023 12:12

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa cao tốc.

Theo dự thảo mới có sửa đổi bổ sung thuật ngữ tàu cao tốc. Theo Bộ GTVT, dự thảo mới nhằm làm rõ hơn về tàu cao tốc so với giải thích trong quy chuẩn cũ.

Cụ thể, dự thảo quy định tàu cao tốc là một trong số các loại tàu sau đây: Tàu được kiểm tra chứng nhận theo quy định của Quy chuẩn QCVN 54: 2013/BGTVT; Tàu hoạt động ở chế độ lướt mà thân tàu tách hoàn toàn khỏi mặt nước do lực nâng khí động học tạo ra bởi hiệu ứng bề mặt, có tốc độ lớn nhất từ 30 km/h trở lên ở trạng thái đầy tải.

Tàu cao tốc chở khách là tàu cao tốc có sức chở người, trên 12 người, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em dưới 1 tuổi.

Tàu cao tốc chở người là tàu cao tốc có sức chở người từ 12 người trở xuống, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em dưới 1 tuổi.

Bộ GTVT cũng cho biết, một trong những điểm nhấn của dự thảo này là quá trình kiểm tra tàu thủy cao tốc.

Cụ thể, tất cả tàu phải trải qua các đợt kiểm tra do đăng kiểm viên tiến hành phù hợp với các yêu cầu quy định. Các tàu thủy cao tốc không được lắp đặt mới các vật liệu có chứa amiăng.

Việc kiểm tra gồm kiểm tra theo chu kỳ và kiểm tra bất thường.

Về kiểm tra theo chu kỳ. Tất cả tàu phải chịu các đợt kiểm tra chu kỳ do đăng kiểm viên tiến hành phù hợp với các yêu cầu quy định. Cụ thể, theo đề nghị của chủ tàu, đăng kiểm sẽ xem xét việc áp dụng các yêu cầu về kiểm tra trong các trường hợp đặc biệt.

Trong trường hợp tàu được thay đổi hoặc hoán cải thì các nội dung thay đổi của tàu phải được đăng kiểm kiểm tra phù hợp với các yêu cầu liên quan của Quy chuẩn này.

Ngoài kiểm tra đăng kiểm theo chu kỳ, tàu thủy cao tốc còn phải kiểm tra bất thường trong 6 trường hợp.

Thứ nhất là khi các bộ phận chính của thân tàu, máy móc, thiết bị quan trọng hoặc các phụ tùng đã được kiểm tra bị hư hỏng, phải sửa chữa hoặc phải thay mới.

Thứ hai là khi đường nước chở hàng đã bị thay đổi hoặc được kẻ mới.

Thứ ba là khi hoán cải ảnh hưởng đến tính ổn định của tàu.

Thứ tư là khi chủ tàu yêu cầu kiểm tra.

Thứ năm là khi kiểm tra thực hiện để xác nhận rằng tàu được đóng phù hợp với các yêu cầu của quy chuẩn trước đó.

Thứ 6 là bất cứ việc kiểm tra nào mà đăng kiểm hoặc chủ tàu cho là cần thiết.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn