MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bến xe Miền Đông mới xa trung tâm nên nhiều người lo ngại phương tiện di chuyển đến bến. Ảnh: PV

Hành khách chọn cách di chuyển nào để đến được Bến xe Miền Đông mới?

Huân Cao LDO | 19/03/2020 20:20

Bến xe Miền Đông mới dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 4.2020 này. Bến xe cách trung tâm TPHCM hơn 20km, nên việc lựa chọn phương tiện nào để di chuyển đến bến xe mới là vấn đề đang được nhiều hành khách quan tâm.

Nhiều tuyến giao thông kết nối bến xe Miền Đông mới
 Bến xe Miền Đống mới đi vào hoạt động vào tháng 4.2020. Ảnh: PV

Bến xe miền Đông mới (tại quận 9) dự kiến đi vào hoạt động tháng 4 này, có diện tích hơn 16ha, rộng gấp 3 lần bến xe Miền Đông hiện hữu (quận Bình Thuận). Bà Tăng Thị Thu Lý - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO, chủ đầu tư) cho biết, Bến xe Miền Đông mới được xây dựng làm đầu mối giao thông trọng yếu của thành phố, nên có nhiều tuyến kết nối.

"Bến xe mới có nhiều phương thức vận tải hành khách công cộng để phục hành khách vào trung tâm thành phố. Các tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), tuyến xe buýt nhanh đi Bình Dương - Biên Hòa, tuyến xe buýt chuyên kết nối Bến xe Miền Đông hiện hữu với bến xe Miền Đông mới..." - lãnh đạo SAMCO cho biết.
 Hệ thống giao thông nội bộ của bến xe vừa phục vụ xe khách, vừa phục vụ cho hành khách đi phương tiện cá nhân đến bến. Ảnh: PV

Theo bà Lý ngoài các tuyến chính trên, bến xe Miền Đông mới còn có nhiều tuyến xe buýt khác, taxi đảm nhận kết nối với trung tâm thành phố và các đô thị vệ tinh cũng như các tỉnh lân cận Đồng Nai, Bình Dương.

Để phục cho các phương tiện lưu thông vào Bến xe Miền Đồng mới, hệ thống đường nội bộ bến xe kết nối với hệ thống giao thông khu vực gồm đường Hoàng Hữu Nam, đường số 13 và Quốc lộ 1.

Bên cạnh đó, dự án còn tiến xây cầu vượt trước bến xe. Trong đó, xây dựng đường chui trên đường song hành Xa lộ Hà Nội ở phía bên phải quốc lộ 1 dành cho xe 2 bánh đi hướng từ TPHCM đi Đồng Nai. Đồng thời, xây dựng đường chui trên đường song hành Xa lộ Hà Nội ở phía bên trái quốc lộ 1 dành cho xe 2 bánh đi từ Đồng Nai hướng về TPHCM.

Hành khách chọn phương tiện nào để đến bến xe mới?
 Metro sẽ là phương tiện công cộng chủ lực đưa khách đến với Bến xe Miền Đông mới vào năm 2021. Ảnh: PV

Khi đi vào hoạt động giai đoạn 1, bến xe Miền Đông mới phục vụ khách khách đi tuyến cố định có cự ly từ 1.100km trở lên. Như vậy, bến xe này sẽ vận chuyển hành khách đi từ TPHCM đến các tỉnh từ Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc. Điều này đồng nghĩa, từ tháng 4 này hành khách đi từ tỉnh Quảng Trị ra phía bắc phải di chuyển đến Bến xe Miền Đông mới để khởi hành, thay vì đến Bến xe Miền Đông hiện hữu.

Ông Đỗ Ngọc Hải - Trưởng phòng quản lý vận tải đường bộ Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng đã tiến hành điều chỉnh nhiều tuyến xe buýt đến Bến xe Miền Đông mới. Trong đó có kéo dài thêm các tuyến xe buýt trợ giá số 55, 76, 150 và các tuyến không trợ giá số 602, 611.

Sở Giao thông Vận tải cũng phối hợp với các đơn vị liên quan để lập một tuyến xe buýt số 67, kết nối nối từ bến xe Miền Đông mới và bến xe Miền Đông hiện hữu với khoảng cách 14km.

Như vậy, để di chuyển đến bến xe Miền Đông mới, trước mắt hành hành sử dụng các tuyến xe buýt nêu trên. Trong trường  hợp không sử dụng phương tiện công cộng, hành khách có thể sử dụng các phương tiện khác như taxi hoặc gọi xe công nghệ hoặc sử dụng phương tiện cá nhân để đến bến.

Đến năm 2021 tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đi vào hoạt động, hành khách có thể dùng phương tiện công cộng hiện đại này để đến bến vừa an toàn vừa nhanh chóng.
Ga cuối cùng của tuyến metro số 1 nằm cạnh Bến xe Miền Đông mới, đang được thi công khẩn trương. Ảnh: PV

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn