MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vỉa hè bị lấn chiếm hết khiến người đi phổ phải di chuyển xuống lòng đường tại ngã tư giao cắt Phạm Văn Luông - Hậu Giang (phường 12, quận 6, TPHCM). Ảnh TK

Vỉa hè bị lấn chiếm, “ép” người đi bộ "bon chen" cùng xe máy

Trần Khanh LDO | 14/02/2020 16:24

Sau những đợt ra quân rầm rộ dẹp vỉa hè của chính quyền địa phương, tình hình tái lấn chiếm vỉa hè lại tiếp diễn, khiến người đi bộ phải di chuyển xuống lòng đường khá nguy hiểm.

Theo ghi nhận của PV Lao Động, ngày 14.2, tình trạng lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, kinh doanh tại nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh diễn ra khá phổ biến. Việc lấn chiếm trái phép không chỉ làm xấu bộ mặt đô thị, mà còn đẩy người đi bộ xuống lòng đường cùng dòng phương tiện đông đúc.

Nhiều người dân thường tập trung buôn bán, lấn chiếm vỉa hè tại khu vực giao lộ đông đúc. Ảnh TK
Đáng chú ý, hàng hoá còn bày ra sát lòng đường ở đường Bà Hom (phường 13, quận 6). Ảnh TK. 
Mọi khoảng trống ở vỉa hè có thể dễ dàng biến thành nơi buôn bán của các hộ dân. Ảnh TK
Tương tự, tình trạng lấn chiếm xảy ra phổ biến trên đường Hoà Bình (phường Tân Thới Hoà, quận Tân Phú). Ảnh TK
Tại một quán ăn trên đường Nguyễn Văn Luông (phường 10, quận 6) phơi bày bếp nấu, lò nướng, bàn ghế,... ra vỉa hè khiến những người đi bộ phải bước xuống lòng đường. Ảnh TK
Ngay cả phần đường có kẻ vạch dành riêng cho người mù cũng bị bịt kín. Ảnh TK
Phần đường đi bộ bị lấn chiếm, người dân đành ngậm ngùi di chuyển xuống lòng đường cùng xe máy. Ảnh TK
Tại đường Nguyễn Văn Luông (phường 10, quận 6), bảng hiệu quảng cáo, bàn ghế, bếp nấu ăn, mái che di động xâm chiếm hết phần vỉa hè dành cho người đi bộ. Ảnh TK

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định rõ:

- Phạt tiền từ 100-200 nghìn đồng đối với cá nhân, từ 200-400 nghìn đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng. 

- Phạt tiền từ 500-1 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1-2 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.

-  Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4-6 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán hàng hóa, sửa chữa phương tiện, máy móc, rửa xe, đặt biển quảng cáo…

- Phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn