MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nợ xấu phân bổ không đồng đều giữa các ngân hàng. Ảnh: Trà My

2 năm giãn nợ trái phiếu sẽ làm gia tăng nợ xấu trong các ngân hàng

Đức Mạnh LDO | 18/03/2023 08:20

Các chuyên gia dự báo tỉ lệ nợ xấu có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới, do đó mức độ an toàn với hệ thống tài chính và nền kinh tế cần được kiểm soát chặt chẽ.

Trong thời gian sắp tới, trái phiếu sẽ được giãn nợ tối đa 2 năm theo quy định mới từ Nghị định 08. Vậy khi đó, hệ số an toàn vốn (CAR) của các nhà băng sẽ đi về đâu? TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng - cho rằng rất có thể CAR sẽ từ 11,69% giảm về dưới 10%, tức tình trạng khá rủi ro.

"Với ngành ngân hàng hiện tại, chất lượng tài sản chính là vấn đề. Nợ xấu là ách tắc trong tín dụng. Nhiều vốn huy động mới để trả nợ cũ, không phải để dùng cho vay mới nên tăng trưởng tín dụng rất thấp trong các tháng đầu năm nay", ông đánh giá.

Ông Dương Hồng Hà - Phó trưởng Ban Giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - nhấn mạnh, trước hết cần xác định đúng quy mô nợ xấu thực tế là bao nhiêu. Ông nói: "Nợ xấu theo báo cáo rơi vào khoảng 2%, cộng thêm một số khoản là hơn 4%. Nợ xấu có đặc điểm là phân bổ không đồng đều. Không phải tổ chức tín dụng nào cũng là nợ xấu hết mà trọng tâm trọng điểm chỉ rơi vào một số đơn vị nào đó. Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý giám sát nhìn nhận rủi ro đó rồi".

Với các khoản nợ xấu đã được xác định này, các cơ quan quản lý cần có giải pháp tái cấu trúc xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Ông Hà dự báo có thể tỉ lệ nợ xấu sẽ tăng lên trong thời gian tới, do đó cần kiểm soát mức độ an toàn với hệ thống tài chính và nền kinh tế.

  Hàng loạt trái phiếu được giãn, hoãn nợ trong thời gian tới sẽ tạo áp lực lên bức tranh nợ xấu của ngành ngân hàng. Ảnh: Đức Mạnh

Ông Nguyễn Hải Nam - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội - đề xuất ngân hàng cần tích cực khơi thông thời hạn nợ, phân loại và chuyển nhóm nợ. "Cần giải quyết vấn đề về thanh khoản. Khơi thông nguồn vốn cho thị trường giống như tắc đường, mỗi bên phải lùi lại một chút, không chỉ khư khư giữ lại quyền lợi của mình", ông nói.

Để khai thông nguồn vốn, TS Nguyễn Trí Hiếu đề xuất cần làm "cơ thể" ngành ngân hàng lành mạnh thông qua minh bạch các con số, thông tin về nợ xấu. Nợ xấu sẽ không thể biến mất khi chỉ che dấu nó dưới một vài con số đẹp.

Thứ hai, VAMC đã xây dựng sàn giao dịch nợ xấu nhưng chưa giải quyết được đáng kể, do đó cần đưa sàn này đi vào hoạt động thực chất hơn.

Thứ ba, Nghị định 42 sắp hết hạn nên được tiếp tục gia hạn hoặc luật hoá.

Thứ tư, cơ quan thanh tra, quản lý cần tập trung thanh tra vào bất động sản, chứng khoán.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn