MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy”, do Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội tổ chức sáng 15.11 tại Hà Nội. Ảnh: Kh.V

4 điểm nghẽn cần tháo gỡ để tạo ra động lực tăng trưởng và thúc đẩy kinh tế

Khánh Vũ LDO | 15/11/2017 19:26
Có 4 điểm nghẽn cần phải tháo gỡ để tạo ra động lực tăng trưởng và thúc đẩy kinh tế. Làm gì để tháo được các “điểm nghẽn” đó là nội dung quan trọng tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy”, do Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội tổ chức sáng nay (15.11) tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

GS TS Nguyễn Quang Thuấn - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, tăng trưởng kinh tế năm 2017 dự kiến đạt 6,7%, cao hơn mức tăng trưởng 6,21% năm 2016.

Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố ngày 27.9.2017 cho thấy chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng từ 4,31 năm 2016 lên 4,4 năm 2017. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016 và tăng 20 bậc so với 5 năm trước đây.

Tuy nhiên, TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Tăng trưởng kinh tế dựa trên các động lực cũ như tài nguyên, khoáng sản, chi phí lao động thấp, đầu tư và mở rộng tín dụng đã không còn phù hợp. Việc dịch chuyển cơ cấu, tăng chất lượng giải ngân đầu tư công trong ngắn hạn có thể không làm cho con số về tăng trưởng “đẹp” được, nhưng trong dài hạn sẽ xử lý được những điểm “nghẽn” là rào cản của tăng trưởng.

Chính phủ không tăng trưởng bằng mọi giá”, mà tập trung tăng trưởng chất lượng. Nhìn nhận các động lực tăng trưởng phải nhìn cả một quá trình chứ không thể nhìn trong các lát cắt ngắn hạn để thấy được tính hợp lý của tăng trưởng kinh tế.

Chỉ dấu của chất lượng tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu đã xuất hiện sau nhiều năm Chính phủ thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong khi đầu tư công chưa đóng góp được nhiều cho tăng trưởng trong năm nay, nền kinh tế đã đón nhận những hiệu ứng từ khối tư nhân với hàng loạt dự án xây dựng lớn tại Quảng Ninh, Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố khác trên cả nước.

Theo TS Trần Du Lịch, cần phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến – đặc biệt là chế biến các sản phẩm công nghiệp. Sử dụng các chính sách thuế có điều kiện để các DN nâng tỉ lệ sản phẩm “nội địa hóa” nhằm chuyển từ nền công nghiệp gia công sang nền công nghiệp sản xuất, trong đó người lao động được đào tạo bài bản, có tay nghề cao, có mức thu nhập ổn định.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần nhìn thẳng và tháo gỡ các “điểm nghẽn” cản trở tăng trưởng: Hỗ trợ để tăng năng lực của DN tư nhân; đẩy mạnh cổ phần hóa để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế khi khu vực kinh tế Nhà nước, đặc biệt là DNNN; tháo gỡ điểm tắc của vốn đầu tư phát triển; cải thiện cơ cấu chi Ngân sách…

Đặc biệt, các chuyên gia kinh tế đều khẳng định: Tăng trưởng kinh tế cần chú trọng cả lượng và chất, đồng thời tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn