MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

4 thương vụ cổ phiếu chuyển sàn “khủng” sẽ diễn ra trong năm 2019

H.M LDO | 02/01/2019 19:30

Năm 2019, sàn HoSE sẽ chào đón hàng loạt các cổ phiếu của doanh  nghiệp lớn chuyển sang từ sàn HNX và UPCoM.

Vietnam Airlines (UPCoM: HVN).

Ngày 28/12, HOSE thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.

Sau gần 2 năm giao dịch trên UPCoM, cuối năm 2018, Vietnam Airlines dự kiến chuyển niêm yết trên HOSE với tổng số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết là 1.4 tỷ cp HVN, tương ứng với vốn điều lệ đạt 14,000 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của HVN ghi nhận mức tăng hơn 18% khi đạt 72,934 tỷ đồng.

Tuy nhiên do đồng loạt các loại chi phí cùng tăng trong khi nguồn thu từ liên doanh liên kết âm nặng hơn và lợi nhuận khác giảm gần 43% khiến lãi ròng sau cùng của HVN giảm 17%, về mức 1,715 tỷ đồng, thực hiện được 86% kế hoạch.  

Gần đây Vietnam Airlines đang phải cạnh tranh gay gắt với các hãng hàng không giá rẻ khiến thị phần có phần sụt giảm.

PV Power (UPCoM : POW)

Ngày 28.12, cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã hủy niêm yết trên sàn UPCoM và sẽ niêm yết trên sàn HoSE vào ngày 14/1/2019.

Theo kế hoạch, Nhà nước dự kiến sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại PV Power xuống 51% trong giai đoạn 2019-2020.

Theo kế hoạch cổ phần hóa ban đầu của POW, công ty dự kiến sẽ bán 28,882% cổ phần tương đương 676,38 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược. Tuy nhiên, thời hạn hoàn thành thoái vốn đã qua (ngày 8/3/2018) và POW vẫn chưa hoàn thất thương vụ này. Do thời hạn không được kéo dài nên kế hoạch này hiện đã được hủy bỏ.

Thay vào đó, POW đề xuất phương án thoái vốn mới. Theo đó, công ty đề xuất nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu về 51% trong giai đoạn 2019- 2020.

Kế hoạch mở rộng công suất chủ yếu được tài trợ từ nguồn vốn vay bao gồm cả vay bằng ngoại tệ. POW cho biết có kế hoạch huy động tới 600 triệu USD vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài và thêm 300 triệu USD vốn vay từ các ngân hàng trong nước để tài trợ cho xây dựng nhà máy Nhơn Trạch 3 & 4. Nhiều khả năng công ty sẽ huy động vốn từ một nhóm các ngân hàng và 300 triệu USD nữa sẽ đến từ vốn chủ.

ACV (UPCOM: ACV)

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Giá trị vốn hóa của ACV hiện lên tới 195.000 tỷ đồng.

Công ty HSC dự báo doanh thu năm 2019 của ACV là 19.567 tỷ đồng (tăng trưởng 6%) và LNST là 6.937 tỷ đồng (tăng trưởng 9%).

Đáng chú ý, công suất sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tăng gấp đôi từ Q4/2020 lên 50 triệu lượt khách mỗi năm bằng cách xây dựng thêm một nhà ga khách hàng mới, T3, với công suất 20 triệu lượt khách mỗi năm đồng thời tăng công suất của hai nhà ga hiện tại (T1 và T2) từ 25 triệu lượt khách lên 30 triệu lượt khách.

Quá trình xây dựng là 18 tháng và dự kiến sẽ khởi công từ Q2/2019. Vốn đầu tư là khoảng từ 13.000 tỷ đồng đến 15.000 tỷ đồng và được tài trợ từ nguồn vốn của ACV.

Viglacera (HNX: VGC)

Sau nỗ lực giảm tỷ lệ sở hữu từ 54% xuống 36% không thành công, Bộ Xây dựng đã xem xét lại chiến lược của mình và lãnh đạo công ty cho biết Bộ có thể sẽ thoái toàn bộ 54% cổ phần tại Viglacera trong 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy, tổng số cổ phiếu có thể được bán ra trong lần thoái vốn này là 241.985.262 cổ phiếu và thời gian thực hiện dự kiến là trong Q2/2019.

Công ty đã trình hồ sơ xin chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE và dự kiến thời gian thực hiện là vào đầu năm 2019. Số liệu ước tính KQKD 11 tháng đầu năm của công ty cho thấy doanh thu không tăng so với cùng kỳ, đạt 7.273 tỷ đồng và LNTT đạt 775 tỷ đồng (giảm 17,7% so với cùng kỳ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn