MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh: Shutterstock.

5 mẹo đối phó với nỗi lo về tiền bạc từ chuyên gia tài chính cá nhân

Minh An LDO | 17/02/2022 13:05

Ở khắp nơi trên thế giới, tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng trong cuộc sống của những người trưởng thành. Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn hiểu hơn về tài chính cá nhân và vượt qua nỗi lo về tiền bạc, từ Tiến sĩ Brad Klontz (trường kinh doanh Heider , Đại học Heider , Mỹ). 

Tiến sĩ Brad Klontz là chuyên gia tài chính cá nhân, nhà tâm lý học tài chính và là phó giáo sư thực hành về tâm lý tài chính, tài chính hành vi tại Đại học Creighton.

Nhớ rằng bạn không cô đơn

Khi chúng ta cảm thấy cô đơn thì căng thẳng sẽ tăng lên. Nếu bạn đang căng thẳng về tiền bạc thì điều quan trọng là phải biết rằng bạn không đơn độc. Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, vấn đề tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng trong cuộc sống của 7 trên 10 người trưởng thành. 

Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi

Khi lo lắng, tâm trí của chúng ta có thể mất kiểm soát. Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi và giải tỏa đầu óc. Hãy nói chuyện với ai đó, đi dạo, nghe nhạc, đọc sách hoặc dành chút thời gian để hít thở sâu. Thực hiện các bài tập thở có thể giúp giảm nhịp tim, điều hòa huyết áp, giảm hormone căng thẳng và giúp bạn suy nghĩ sáng suốt.

Tránh những suy nghĩ tiêu cực

“Tôi mắc nợ thẻ tín dụng. Tôi là một kẻ thất bại". "Tôi đã mất việc. Tôi sẽ nghèo. Mãi mãi"... là những nỗi bất an phổ biến về tiền bạc.

Khi mất kiểm soát về tài chính cá nhân, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào suy nghĩ tồi tệ. Những suy nghĩ phóng đại này tạo ra sự căng thẳng. Để giảm thiểu tác động tiêu cực của những lo lắng vô lý, bạn cần giữ vững lập trường của mình. Và mẹo tiếp theo có thể hữu ích.

Suy nghĩ về tình huống xấu nhất

Nếu tôi vừa đề nghị bạn tránh suy nghĩ tồi tệ, thì tại sao bây giờ tôi lại khuyến khích bạn nghĩ về tình huống xấu nhất? Mặc dù tình hình tài chính của bạn có thể không đe dọa đến tính mạng nhưng căng thẳng về tài chính thì có thể. Bài tập này giúp bạn đối mặt thẳng với nỗi sợ hãi của mình. Xem xét kỹ tình huống xấu nhất có tác động ngược đời là giảm bớt sự lo lắng của bạn. Đây là một hình thức trị liệu tiếp xúc và có thể giúp bạn giữ vững lập trường trong mọi tình huống.

Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những vấn đề xấu nhất. Ví dụ, nếu bạn bị mất việc, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tiếp tục theo dõi chuỗi kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra. Đối với hầu hết mọi người, việc  nghĩ về tình huống xấu nhất có thể mang lại cảm giác  không thoải mái nhưng nó có thể giúp bạn kiểm soát rủi ro và  trở lại đúng hướng.

Tìm kiếm sự trợ giúp

Sự lo lắng tăng lên khi chúng ta thiếu tự tin vào khả năng đối mặt với thử thách. Điều này phổ biến trong lĩnh vực tài chính cá nhân, nơi nhiều người trong chúng ta thiếu kiến thức cơ bản về tài chính. Nếu nỗi lo lắng về tiền bạc khiến bạn gặp khó khăn nghiêm trọng hoặc khiến bạn khó xoay sở cuộc sống, bạn có thể tìm sự giúp đỡ. Hãy thử tìm lời khuyên từ chuyên gia tài chính cá nhân để  đối phó với sự lo lắng và đạt được kết quả tốt trong việc giải quyết những thách thức tài chính của bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, quý độc giả đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được đăng tải trên laodong.vn vào 19h tối thứ Năm hàng tuần, có sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn