MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

5 yếu tố tác động trực tiếp khiến giá vàng và USD "nhảy múa"

Chân Anh (Theo Investing) LDO | 09/04/2020 10:31

Giá vàng và USD đang có những phiên giao dịch khó đoán khi liên tục đảo chiều. Hàng loạt thông tin về thị trường tài chính có thể tác động đến vàng và USD đang được giới đầu tư chú ý, phân tích.

1. Mỹ muốn mở cửa lại nền kinh tế trong vòng vài tuần

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận định về khả năng mở lại các bộ phận của nền kinh tế Mỹ khi dịch COVID-19 ở nước này có dấu hiệu chậm lại. Ảnh: AFP

Trước đó, cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, ông Larry Kudlow cũng trả lời với Fox News rằng các bộ phận của nền kinh tế có thể mở cửa trở lại trong vòng bốn đến tám tuần. Đến nay, Mỹ đã có hơn 420.000 ca mắc COVID-19, tỷ lệ gia tăng ca bệnh là 8,1% vào hôm 7.4.

2. Eurozone không đồng ý tài trợ cho khủng hoảng vì suy thoái kinh tế

Trái phiếu châu Âu được đẩy mạnh đến mức cao nhất trong ba tuần sau khi các bộ trưởng tài chính của Eurozone (khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu) một lần nữa không đồng ý về cách tài trợ tài chính của liên minh tiền tệ đối với cuộc khủng hoảng được tạo bởi COVID-19.

Cuộc họp đã bị tạm dừng đến ngày 9.4 sau khi các cuộc đàm phán với các nước dẫn đầu là Ý, Tây Ban Nha và Pháp bị phá vỡ do yêu cầu phát hành nợ chung được gọi là coronabonds. 

Những tin tức được đưa ra là bằng chứng rõ ràng về suy thoái kinh tế ở châu Âu. Ngân hàng Pháp ước tính rằng GDP của Pháp đã giảm khoảng 6% trong quý đầu tiên. Trong khi các viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Đức dự báo GDP của Đức sẽ giảm 9,8% trong quý hai, sau khi giảm 1,9% trong ba tháng đầu của năm.

3. Cổ phiếu biến động

Các thị trường chứng khoán Mỹ được thiết lập để mở cửa cao hơn.  Đến 6h35 sáng 8.4, hợp đồng Dow Jones 30 Futures đã tăng 85 điểm vào khoảng 0,4%, trong khi hợp đồng S&P 500 Futures tăng 0,4% và hợp đồng Nasdaq 100 Futures tăng 0,5%.

Chỉ số đồng đô la cao hơn 0,2% ở mức 100.14 do phần lớn nhờ vào lợi nhuận so với đồng euro sau thất bại của Eurogroup và mức GDP đáng báo động từ Pháp và Đức. Thị trường chứng khoán châu Âu cũng chủ yếu thấp hơn, trong đó, Stoxx 600 giảm 1,1%.

4. Giá dầu tăng lên trước cuộc họp OPEC+

Giá dầu không ổn định vào ngày 8.4, trước một ngày diễn ra cuộc họp OPEC+. Ảnh: Reuters

Trong đó, Nga, Ả Rập Saudi và các nước khác đang hướng tới thỏa thuận cắt giảm khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày.

Hợp đồng tương lai dầu thô Mỹ tăng 3,6% ở mức 24,48 USD/thùng trong khi hợp đồng tương lai Brent tăng 0,6% ở mức 32.05 USD.

Hợp đồng tương lai dầu thô đã giảm vào cuối ngày 7.4 trong bối cảnh bi quan rằng ngay cả việc cắt giảm 10 triệu thùng mỗi ngày sẽ không khắc phục được vấn đề cung vượt cầu, do nhu cầu toàn cầu đã giảm hơn nữa.

5. Gỡ bỏ lệnh phong tỏa ở Vũ Hán

Sau 10 tuần, Trung Quốc chính thức gỡ bỏ lệnh phong tỏa ở Vũ Hán - nơi bùng phát dịch bệnh. Các báo cáo cho thấy một cuộc di cư hàng loạt từ thành phố này có khả năng xảy ra trong thời gian tới.

Trong khi đó, một số nơi khác tại châu Á như Nhật Bản đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Có thể thấy rằng, một điều gì đó đang mở đường cho các gói hỗ trợ kinh tế lớn hơn từ Tokyo.

Trong khi đó, Hàn Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ kinh tế trị giá khoảng 45 tỉ USD, bao gồm cả các khoản vay giá rẻ cho các nhà xuất khẩu. Ngay lập tức, đồng đô la tăng 0,1% so với đồng Yên và 0,5% so với đồng Won.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn