MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Agribank mang các dịch vụ tài chính đến với người dân vùng sâu, vùng xa. Nguồn: Agribank

Agribank – ngân hàng chủ lực cung ứng vốn cho tam nông

Thanh Huyền LDO | 10/05/2021 09:37

Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng về thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển KTXH trong trạng thái bình thường mới, Agribank với vai trò là NHTM nhà nước tiên phong, chủ lực trong thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, luôn đồng hành cùng 14 triệu hộ nông dân ở Việt Nam, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hiệu quả, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho khách hàng đặc biệt là hộ sản xuất, cá nhân vượt qua khó khăn, đón thời cơ phục hồi nền kinh tế sau dịch COVID-19.

Thực thi nghiêm túc, hiệu quả các chính sách

Đặt mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch COVID-19 lên hàng đầu, xác định giảm chi phí tài chính cho khách hàng là một trong những giải pháp tối ưu, Agribank đã 7 lần giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, 9 lần giảm phí dịch vụ. Đặc biệt, Agribank triển khai kịp thời quả các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Thông tư 01 của NHNN và đã đạt được hiệu quả. Trong số 45.113 tỉ đồng ngân hàng hỗ trợ qua Thông tư 01, Agribank cơ cấu lại nợ là 38.605 tỉ đồng với 15.023 khách hàng; miễn, giảm lãi 6.508 tỉ đồng với 1.460 khách hàng; thực hiện cho vay mới đối với các khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 doanh số hơn 110.000 tỉ đồng với trên 21.000 khách hàng. Để tập trung nguồn lực tài chính chia sẻ khó khăn, hỗ trợ khách hàng, Agribank đã cắt giảm các chi phí hoạt động, điều chỉnh giảm tiền lương và cắt giảm lợi nhuận dự kiến 3-4 nghìn tỉ đồng trong năm 2021.

Đến thời điểm này, Agribank đã hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với 61 huyện nghèo với doanh số cho vay trên 13.000 tỉ đồng, cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch với doanh số gần 15.000 tỉ đồng, cho vay tái canh cà phê với doanh số trên 1.300 tỉ đồng, cho vay chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67 với doanh số trên 6.000 tỉ đồng; Cho vay qua tổ vay vốn: Dư nợ cho vay đạt 172.271 tỉ đồng, tăng 12.547 tỉ đồng so với 31.12.2019 (với 1.408.795 khách hàng, 68.938 tổ vay vốn), nợ xấu 762 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 0,4%.

Gia tăng cơ hội tiếp cận vốn, đẩy lùi tín dụng đen

Với mong muốn tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải tiến, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ vay vốn; tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đến các khách hàng trên địa bàn; thực hiện cho vay trên 69.000 tổ vay vốn với trên 1,4 triệu tổ viên, dư nợ 167.000 tỉ. Đặc biệt Agribank đã triển khai an toàn 68 Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại 66 chi nhánh trên địa bàn 59 tỉnh thành phố với gần 14.500 phiên giao dịch, phục vụ hơn 1,2 triệu khách hàng tại địa bàn 433 xã vùng sâu, vùng xa trên toàn quốc.

Song song triển khai an toàn Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, Agribank còn triển khai hiệu quả Đề án Thẻ “Tam nông” với giải pháp Cho vay thấu chi trên tài khoản thanh toán phát hành thẻ với hạn mức lên tới 30 triệu đồng. Đây là một trong những sản phẩm dịch vụ mới nhất của Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn của Agribank. Đã có 212 ngàn thẻ phát hành tới tay người nông dân với tổng hạn mức thấu chi cấp cho khách hàng 1.423 tỉ đồng... Đây là những giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi để người dân khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn và các dịch vụ tài chính ngân hàng, hạn chế tín dụng đen và đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Năm 2021: Giữ vững vị trí chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn

Xác định nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, nhiệm vụ trọng tâm của Agribank trong năm 2021 là tập trung mở rộng cho vay ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng của khách hàng tại khu vực nông thôn; tiếp tục đồng hành cùng khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19; giữ vững vị trí chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ưu tiên triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế, góp phần đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn