MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hà Tĩnh chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Bảo vệ môi trường: Tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới

Vũ Long LDO | 28/12/2020 15:04

Bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được khuyến khích nhân rộng.

Chú trọng vấn đề thu gom rác thải

Theo Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương, xây dựng nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, bảo vệ môi trường là một trong tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Chính vì vậy, ngay từ khi triển khai và nhân rộng trên toàn quốc chương trình xây dựng nông thôn mới, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương đã đề cao ý nghĩa của các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường. Trung ương Hội nông dân Việt Nam cũng là một trong những đơn vị đã và đang hưởng ứng và nhân rộng phong trào này tại các cấp của hội ở nhiều địa phương.

Các cấp của Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp xây dựng các mô hình dịch vụ quản lý rác thải, chất thải trong sinh hoạt và trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhiều nơi đã thành lập tổ, đội, hợp tác xã, tổ hợp tác làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và chôn lấp rác, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn và môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Những mô hình tiêu biểu

Cơ sở Hội Nông dân ở khu vực nông thôn đã xây dựng các mô hình dịch vụ quản lý chất thải trong sinh hoạt và trong sản xuất. Nhiều nơi đã xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu của người dân, đem lại hiệu quả cao như: Mô hình tổ tự quản vệ sinh môi trường, đưa việc thu gom và xử lý rác thải thành nền nếp.

Cơ sở và chi Hội Nông dân đã vận động hội viên, người dân thành lập các chi, tổ tự quản thu gom rác thải sinh hoạt tại khu dân cư và trên đồng ruộng. Mô hình “Xử lý nước thải làng nghề” nổi bật như các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình; mô hình “Hầm khí sinh học liên hoàn”, mô hình “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi” góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, cung cấp nhiên liệu phục vụ sinh hoạt như Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ…

Mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

Hội Nông dân các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động xây dựng mô hình về phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nội, TPHCM, Lâm Đồng...

Từ việc xây dựng mô hình điểm Hội Nông dân TP.Hà Nội vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia, hưởng ứng cuộc vận động: “Vì môi trường trong sạch vì sức khoẻ cộng đồng nông dân Hà Nội chỉ sản xuất chế biến tiêu dùng và bán ra thị trường sản phẩm nông nghiệp an toàn“.

Xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi nông - lâm kết hợp phát triển bền vững; mô hình cộng đồng dân cư bảo tồn và phát triển nguồn gen cây nhuộm màu thực phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số; hướng dẫn nông dân ở các làng nghề sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng câu lạc bộ gia đình nông dân văn hóa, làng văn hóa, sức khỏe, xây dựng qui ước, hương ước bảo vệ môi trường nông thôn.

Thu gom rác thải, bảo vệ nguồn nước sạch, tránh ô nhiễm không khí... là những vấn đề được đặt ra trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: NTM

Mô hình bảo tồn thiên nhiên cấp cơ sở Hội Nông dân Việt Nam các cấp đã xây dựng thành công nhiều mô hình thí điểm về quản lý và BVMT do cộng đồng dân cư thực hiện: “Mô hình trồng cây bản địa ngăn mặn xâm thực, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường”; mô hình “Đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng cọn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trên ruộng bậc thang”;

Mô hình “Đồng bào dân tộc Thái lưu giữ và phát triển ruộng bậc thang canh tác bền vững trên đất dốc”; mô hình “Trồng cây bản địa chống xói mòn cải tạo đất dốc để nâng cao hiệu quả canh tác” ở tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Nghệ An, Hoà Bình, Yên Bái, Lào Cai...

Những mô hình thí điểm đó phát huy hiệu quả được tiếp tục tuyên truyền nhân rộng và vận động đoàn viên, hội viên và người dân bảo vệ rừng đ u nguồn, rừng phòng hộ, chống lũ quét, sạt lở đất, chống thoái hóa đất, sử dụng, cải tạo đất canh tác hợp lý, bảo vệ nguồn nước, sử dụng năng lượng sẵn có, bảo vệ hệ sinh thái ven biển gắn với phát triển kinh tế, đảm bảo sinh kế cho người dân trên địa bàn để từ đó duy trì công tác bảo vệ môi trường.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn